Đi để trở về: Sốc lạm phát đưa các ngân hàng trung ương trở lại những năm 1970

Đi để trở về: Sốc lạm phát đưa các ngân hàng trung ương trở lại những năm 1970

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:22 11/03/2022

Tin tốt là CPI Mỹ không tăng vượt kỳ vọng. Nhưng tin xấu là, 7.9% không thấp tí nào, và lạm phát cũng chưa hề muốn giảm.

Giá hàng hóa tăng do các lệnh trừng phạt lên Nga rõ ràng là một cú sốc với kinh tế toàn cầu, sau cú sốc đại dịch. Đến một lúc nào đó, nếu bạn đã trải qua những cú sốc này đủ lâu, chúng trở thành một kiểu bình thường mới. Nghe có vẻ giống những năm 1970 tại Mỹ nhỉ? Bạn không sai.

Đúng như võ sĩ boxing Mike Tyson từng nói, “ai cũng có kế hoạch cho đến khi ăn đấm vào mặt.” Hãy tưởng tượng những cú sốc đó như những cú đấm, và ta không có bài thuốc nào dễ dàng cả. Và tiếp tục câu chuyện “đi thật xa để trở về với những năm 1970,” giới hoạch định chính sách giờ lại phải đối phó với đợt gián đoạn nguồn cung dầu lớn thứ ba trong lịch sử, sau khởi nghĩa Iran năm 1978 và đợt cấm vận năm 1973.

Không có chính sách tiền tệ nào có thể giảm thiểu ảnh hưởng của cú sốc này. Fed vẫn giữ lãi suất dương trong năm 1973, nhưng lạm phát vẫn tăng khi kinh tế rơi vào suy thoái. Vào giai đoạn 1978-1979, Fed đã thử đưa lãi suất về gần 0. Và kết quả là, lạm phát tăng lên… 15%. Cuối cùng, đến thời chủ tịch Paul Volcker, lãi suất đã phải tăng lên tới tận 20% vào năm 1981, đưa kinh tế vào suy thoái.

Việc ECB điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho thấy câu hỏi hóc búa của các nhà hoạch định chính sách, và sự khó khăn khi phải đối mặt với nền kinh tế và giới đầu tư. Triển vọng GDP danh nghĩa đều đang cao hơn, nhưng phải đánh đổi rất nhiều. Có thể thấy ở bảng sau, với CPI công GDP thực để có được GDP danh nghĩa:

Trong buổi họp báo, chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh về mức độ khó đoán cao, yêu cầu linh hoạt chính sách. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng có ý kiến tương tự. Sẽ có nhiều biến động với kỳ vọng chính sách hơn quá khứ rất nhiều. Và lần đầu tiên trong nhiều năm nay, biến động này rất có thể sẽ hai chiều, cả thắt chặt và nới lỏng, thay vì chỉ có nới lỏng.

Liệu các nhà hoạch định chính sách có lặp lại sai lầm những năm 1970 - cứ dùng chính sách bừa bãi và xem nó ra sao? Lúc này, tình hình có thể sẽ trái ngược với nửa thế kỷ trước - lãi suất thực vẫn sẽ rất thấp kể cả khi lãi suất danh nghĩa tăng, với hy vọng rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt khi những cú sốc lắng xuống.

Với triển vọng chính sách hiện tại, có vẻ thị trường đang mong là cách này sẽ hiệu quả. Nhưng giới đầu tư nên nhớ lại câu nói của Mike Tyson. Suy cho cùng, cũng đâu có ai dám nhận sai như chủ tịch Powell, rằng đã hoãn bình thường hóa chính sách quá lâu?

Khó đoán cao cần linh hoạt cao, và phần bù rủi ro cao cho tài sản rủi ro. Để không bị ăn đấm vào mặt, hãy chơi thế thủ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ