Để Anh thịnh vượng, chính phủ mới cần hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp

Để Anh thịnh vượng, chính phủ mới cần hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:20 13/06/2024

Cuộc tổng tuyển cử là thời điểm thích hợp để đánh giá lại và đặt câu hỏi về cách doanh nghiệp có thể giúp nền kinh tế Anh phát huy hết tiềm năng.

Với tư cách là một trong những ngân hàng thương mại và bán lẻ lớn nhất tại Anh, Lloyds đã làm việc với nhiều đối tác về cách thúc đẩy đầu tư vào mọi lĩnh vực từ nhà ở xã hội đến chuyển đổi xanh - đặc biệt là vai trò của doanh nghiệp trong quan hệ hợp tác với Chính phủ. Nếu quốc gia này thực sự quan tâm đến việc mang lại thịnh vượng lâu dài, ba vấn đề quan trọng cần được chính phủ tiếp theo đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự cùng doanh nghiệp.

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế. Thách thức tăng trưởng của Anh chỉ có thể được giải quyết nếu Chính phủ và doanh nghiệp phối hợp để thúc đẩy đầu tư, cải thiện năng suất và khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân công có trình độ cao. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quốc gia là cơ hội thế hệ để chứng minh những gì có thể đạt được khi hai chủ thể này phối hợp cùng nhau.

Nhu cầu rất lớn về cơ sở hạ tầng mới và xanh hơn ở Anh, và mỗi năm trong hai thập kỷ tới sẽ đòi hỏi khoảng 40 - 50 tỷ bảng đầu tư từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn sẵn có nếu có thể xây dựng một quy trình quy hoạch hiệu quả, cần xác định rõ các dự án phù hợp để khuyến khích đầu tư vào trình độ, và cung cấp khung pháp lý đáng tin cậy trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế, từ đó khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, quy định cần cho phép ngân hàng phát huy tối đa vai trò của mình trong việc cho vay và đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo ổn định tài chính và các tiêu chuẩn cao để bảo vệ người tiêu dùng. Từ đó, giữ cho Anh là điểm đến hấp dẫn, cởi mở với đầu tư nước ngoài.

Vấn đề quan trọng thứ hai là nhà ở. Số lượng nhà ở hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng ở Anh, gần 1.3 triệu hộ gia đình đang trong danh sách chờ cấp nhà ở xã hội. Ở một số vùng, họ phải đợi tới 20 năm. Khi các gia đình khó tìm được nhà ở giá phải chăng, an toàn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, phúc lợi và kết quả giáo dục của họ.

Chính phủ tiếp theo nên đề ra chiến lược quốc gia trong 10 năm và cam kết thực hiện các cải cách cần thiết. Hành động mạnh mẽ trong việc lập hoạch - cùng cách tiếp cận thực tế hơn về rủi ro để giải phóng nguồn tài chính cho chính quyền địa phương và các nhà phát triển - có thể là bước tiến mang lại tiềm năng lớn. Chính phủ cũng có thể giúp cung cấp thêm nhà ở xã hội bằng cách đầu tư vào các dự án phát triển cùng khu vực tư nhân, đồng thời đưa các tòa nhà đang bị bỏ trống vào sử dụng. Chính phủ không thể không không làm gì cả.

Thứ ba, Vương quốc Anh có thể giúp người đang lập kế hoạch cho tương lai và tiết kiệm hưu trí. Việc tự động đăng ký hưu trí là một bước đi quan trọng hướng tới sự an toàn và yên tâm hơn khi về hưu. Nhưng còn nhiều việc phải làm để đạt được khả năng tài chính tốt hơn cho cá nhân và gia đình.

Anh có thể học hỏi nhiều từ các quốc gia đã tập trung vào giáo dục tài chính, cùng với việc khuyến khích sử dụng tốt hơn các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư sẽ cần trong cuộc sống sau này. Chính phủ tiếp theo nên thành lập một ủy ban tiết kiệm trọn đời liên đảng để thống nhất cách giải quyết toàn bộ nhu cầu tài chính của người dân trong nhiều thập kỷ tới. Cải cách hệ thống hưu trí và tiết kiệm dài hạn không chỉ hỗ trợ an toàn tài chính cho người dân mà còn tạo ra nguồn cung vốn quý giá cho nền kinh tế Anh.

Với tư cách là một quốc gia, Anh có tiềm năng to lớn. Lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể giúp người dân xây dựng và đạt được mục tiêu của họ. Nhưng để làm được điều đó, đất nước này cần có nền tảng phù hợp. Chính phủ tiếp theo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng việc đạt được những tiến bộ về tăng trưởng bền vững, nhà ở và khả năng phục hồi tài chính sẽ mang đến cơ hội lớn cho tăng trưởng. Trên khắp Anh và trong mọi ngành nghề, các doanh nghiệp rất mong được hợp tác với bất kỳ Chính phủ nào trong việc giúp nước Anh thịnh vượng.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ