Đầu tư rất an nhàn nếu mua S&P 500 từ năm 2000

Đầu tư rất an nhàn nếu mua S&P 500 từ năm 2000

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:13 05/01/2022

Bạn đã bao giờ hỏi giới đầu tư bắt đầu mua từ khi nào? Trong giai đoạn này, dân chuyên sẽ lấy giá đóng cửa năm 2021 làm mốc. Nhưng những nhà đầu tư cá nhân, những người trong vài năm gần đây đã có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và hành động giá, lại không ảnh hưởng bởi những báo cáo dài dòng như những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Cơ sở chi phí (hay giá mua) trung bình của hai quỹ ETF S&P 500 là SPY và VOO cộng lại, so với chỉ số S&P 500
Cơ sở chi phí (hay giá mua) trung bình của hai quỹ ETF S&P 500 là SPY và VOO cộng lại, so với chỉ số S&P 500

Dù khó mà biết được cơ sở chi phí của mọi nhà đầu tư trên thị trường, ta vẫn có thể ước tính bằng giá mua trung bình của các quỹ ETF phổ biến. Chi phí đó tăng mạnh trong năm 2021, nhưng giới đầu tư vẫn thu lời khá nhiều so với mức giá hiện tại.

Tháng trước, ta đã theo dõi giá mua trung bình từ thời điểm ra mắt của quỹ ETF Ark Innovation. Điều thú vị là dù quỹ đang chật vật, nhưng mới chỉ đóng cửa dưới mức này đúng 1 lần trong tháng Mười Hai, trước khi tăng trở lại. Vậy cả thị trường sẽ trông như thế nào? Đây là một bài toán khó, nhưng ta có thể đơn giản hóa bằng việc sử dụng quỹ ETF chỉ số. Tuy nhiên lại có một vấn đề khác: có 2 quỹ ETF theo dõi S&P 500, SPY của SPDR và VOO của Vanguard. Để có được kết quả chính xác, ta cần cả 2. Trong 7 năm nay, số lượng cổ phiếu lưu hành của SPY không có nhiều thay đổi, trong khi của VOO thì tăng mạnh - cho thấy ở một mức độ nào đó, giới đầu tư đang chuyển từ SPY sang VOO.

Ngoài ra, giá 2 quỹ cũng khác nhau: SPY đóng cửa phiên thứ Hai ở mức $477.10, còn VOO đóng cửa ở $439.25, dù cả hai cùng theo dõi chỉ số S&P 500. Dù cơ sở của SPY và VOO không phải lúc nào cũng giống nhau, nó vẫn khá sát, do đó ta có thể suy từ giá mua trung bình từ thời điểm ra mắt sang chỉ số cơ sở. Sau đó, chỉ cần tính tỷ trọng thông qua tài sản quản lý của 2 quỹ, và ta có được cơ sở chi phí để sở hữu chỉ số S&P 500.

Có thể thấy thời kỳ nới lỏng định lượng diễn ra vô cùng thuận lợi với giới đầu tư; không bất ngờ. Tuy vậy, trước năm 2012, chỉ số S&P 500 giao động quanh chi phí cơ sở thị trường, và suốt một thập kỷ nay, nhà đầu tư hầu như lúc nào cũng có lãi. Điều này đã tạo động lực cho một vòng tròn bắt đáy không ngừng nghỉ.

Phương pháp này không hoàn hảo, vì nó dùng thay đổi trong cổ phiếu lưu hành làm đầu vào cơ bản để tính cơ sở chi phí. Nó bỏ qua việc giao dịch liên tục, chẳng hạn như mua 1,000 VOO giá 300 và bán lại với giá 400; số cổ phiếu lưu hành không đổi, nhưng cơ sở chi phí rõ ràng đã tăng.

Một phương pháp linh hoạt hơn cũng đã được áp dụng, bằng việc đặt lại mức cơ sở sau mỗi năm và để nó tự trôi nổi với dòng tiền đầu tư. Nhưng kết quả cũng không khác quá nhiều, do sự thay đổi trong cổ phiếu lưu hành là khá nhỏ so với mức tổng. Đây là điều đối lập với ARKK, khi số cổ phiếu của quỹ ETF này đã tăng 16 lần trong 4 năm. Còn tổng cổ phiếu lưu hành của SPY và VOO cũng chỉ tăng 18%.

Có thể xác nhận rằng giới đầu tư đã đổ rất nhiều tiền vào chứng khoán trong thời gian gần đây, và cơ sở chi phí tổng cũng đã tăng mạnh, khoảng 21% so với 1 năm trước, mức tăng mạnh nhất từ năm 2001. Tuy vậy, khoảng cách giữa thị trường vào cơ sở chi phí vẫn đang là rất lớn.

Cuối cùng, dù giới đầu tư chuyên nghiệp có thể đang chịu lỗ trong năm, nhưng xét về tổng thể, cả thị trường còn lâu mới bắt đầu mất tiền.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ