Dầu tiếp tục suy yếu trước khả năng Mỹ và Trung Quốc xả trữ dầu chiến lược

Dầu tiếp tục suy yếu trước khả năng Mỹ và Trung Quốc xả trữ dầu chiến lược

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:33 18/11/2021

Dầu tiếp tục bị suy yếu mạnh trong phiên hôm nay, kéo dài đà giảm từ đỉnh 7 năm hồi tháng Mười, khi giới đầu tư chuẩn bị tinh thần cho khả năng Mỹ và một số quốc gia khác như Trung Quốc đồng loạt mở kho trữ dầu chiến lược.

Dầu WTI tiếp tục giảm 1.1% sau khi suy yếu trong phiên thứ Tư xuống đáy 6 tuần. Tổng thống Biden và chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã trao đổi về việc xả kho dầu trong tuần nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định. Bắc Kinh hiện đang lên kế hoạch cho việc này, theo một phát ngôn viên Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc.

Đợt suy yếu mới đây của dầu thô trái ngược hoàn toàn với đà tăng từ tháng Mười. Kể từ đó, dầu liên tục chịu sức ép từ phía chính quyền tổng thống Biden, cùng với dự báo của OPEC rằng thị trường có thể chuyển từ thâm hụt sang thặng dư ngay trong tháng tới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế nói rằng cơn khát dầu sắp được giải tỏa nhờ sản lượng tăng.

“Rõ ràng là thị trường dầu đang chuẩn bị cho khả năng xả mạnh,” theo Daniel Hynes, chiến lược gia giao dịch hàng hóa tại ANZ. Nhưng khối lượng cũng sẽ nhanh chóng được mua sạch, và “sẽ gần như không có ảnh hưởng tới các yếu tố cơ bản của thị trường.”

Sự suy yếu của dầu có thể thấy rõ ở sự chênh lệch giá theo thời gian. Dù thị trường vẫn đang trong tình trạng bù hoãn bán (giá hợp đồng ngắn hạn cao hơn hợp đồng dài hạn), một tín hiệu giá tăng, mức chênh lệch đã hẹp dần. Chênh lệch giá dầu Brent tháng tiếp theo hiện ở mức 92 cent/thùng, giảm so với mức $1.02/thùng 1 tuần trước.

Ngoài ra, giá giao ngay cho dầu Nga vốn được ưa thích tại Trung Quốc cũng đã giảm $1/thùng. Đầu tuần này, loại dầu này đang được giao dịch với mức cao nhất kể từ tháng 1/2020.

Giá dầu hiện tại:

  • Hợp đồng dầu WTI giao tháng 12 giảm 1.1% còn $77.5/thùng tại sàn giao dịch hàng hóa New York
  • Hợp đồng giao tháng 1 giảm 0.9% còn $76.86/thùng
  • Hợp đồng dầu Brent giao tháng 1 giảm 0.6% còn $79.8/thùng trên sàn ICE châu Âu

Ngoài khả năng xả trữ dầu chiến lược, tổng thống Biden cũng đã nhắm trực tiếp tới xăng. Trong tuần này, ông đã thúc giục Ủy ban Thương mại Liên bang hạn chế các hành vi phi hợp pháp trong thị trường nhiên liệu.

Các phía khác cũng đang chịu rất nhiều sức ép. Một số nhà lập pháp tại Mỹ đang tận dụng giá dầu tăng mạnh để tìm cách áp đặt OPEC vào luật chống độc quyền. OPEC cùng với các đồng minh, bao gồm Nga đã không chấp nhận yêu cầu tăng sản lượng mạnh hơn từ tổng thống Biden.

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng tại Mỹ đã ghi nhận trữ dầu tại đây giảm hơn 2 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm mạnh nhất từ giữa tháng 9. Trữ xăng trên cả nước cũng đã giảm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.