Đà tăng mạnh của giá dầu trong những ngày qua đang bị đe dọa!

Đà tăng mạnh của giá dầu trong những ngày qua đang bị đe dọa!

15:21 27/11/2020

Sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu trong tháng 11 cho thấy dấu hiệu rằng đà tăng có thể sẽ gặp trở ngại.

Mức tăng gần 30% của dầu Brent đặt ra thách thức đối với OPEC+ khi cuộc họp về chính sách sản lượng trong tuần tới đang đén gần. Vì đà tăng mạnh gần đây có thể sẽ làm suy yếu khả năng cho một hành động nhanh chóng và dứt khoát của tổ chức. Kịch bản chính của cuộc họp tới là sự trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng trong tháng Giêng thêm 3 tháng nữa, nhưng nếu họ không trì hoãn, tâm lý của các nhà đầu tư có thể sẽ suy yếu một cách dễ dàng.

Căng thẳng đã xuất hiện xung quanh một số Quốc gia thành viên như Iraq, trong khi chủ tịch OPEC cho biết vào hôm thứ Năm vừa qua rằng tổ chức cần phải thận trọng hơn trong bối cảnh nguy cơ về một đợt thặng dư dầu mới có thể xảy ra. Đầu tuần này, Nga cho biết, hiện giờ còn quá sớm để bình luận về lập trường của họ.

Rủi ro trong dài hạn đối với thị trường dầu mỏ là khả năng tăng sản lượng trở lại của Hoa Kỳ, với giá dầu WTI hiện giao dịch gần mức $45/thùng. Trong khi sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn đang giảm, số lượng giàn khoan đã bắt đầu tăng trở lại kể từ tháng 10. Có vẻ như còn quá sớm để tính cả các nhà sản xuất dầu đá phiến.

Thêm vào áp lực giảm giá, chỉ báo RSI trên biểu đồ Daily của hợp đồng dầu Brent tương lai đang ở mức quá mua. OPEC và các đồng minh có vẻ như sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi tiến hành các cuộc đàm phán của họ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.