Đà tăng của thị trường hàng hóa sẽ phải đối mặt với bài kiểm tra từ Fed

Đà tăng của thị trường hàng hóa sẽ phải đối mặt với bài kiểm tra từ Fed

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

13:39 27/07/2021

Hàng hóa đã đạt mức cao nhất một thập kỷ trong phiên giao dịch đầu tuần, nhưng còn quá sớm để cho rằng nó sẽ đạt được một bước tiến cao hơn nữa. Đà tăng phụ thuộc vào sức mạnh của giá xăng tự nhiên và cà phê, về cơ bản phụ thuộc nhiều vào thời tiết chứ không phải là triển vọng vĩ mô.

Đà tăng của thị trường hàng hóa sẽ phải đối mặt với bài kiểm tra từ Fed
Đà tăng của thị trường hàng hóa sẽ phải đối mặt với bài kiểm tra từ Fed

Rủi ro chính đối với nguyên liệu thô vẫn là Fed. Một sự thay đổi nữa hướng về “taper” trong tuần này - có vẻ như có thể xảy ra bất chấp các thách thức do biến thể delta - sẽ là một “cơn gió ngược” lớn đối với các nguyên liệu này. Hàng hóa thường sẽ yếu đi với viễn cảnh ít kích thích hơn trong tương lai và cả khi kích thích thực sự bị rút lại.

Trong số các thị trường chính, dầu thô ổn định quanh vùng 70 đô la, với OPEC + đã đưa ra lộ trình tăng sản lượng đến cuối năm. Nhu cầu đang được hồi phục, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng điều đó phần lớn đã được phản ánh vào giá. Mặc dù dầu Brent có thể đạt mức 80 đô la/thùng, nhưng nó khó có thể tăng cao hơn nữa. Một hàng hóa nặng ký khác, vàng, đã hoạt động kém hiệu quả, khi nhu cầu mua vào rất ít.

Cũng nên chú ý giá đồng. Kể từ khi giảm xuống dưới 9,000 USD/tấn vào tháng trước, các tín hiệu đã được cải thiện. Biên độ giá giao ngay trong 3 tháng đã thu hẹp, lượng nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng lên và mức chênh lệch giữa 2 kỳ hạn tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm sau trên sàn Comex đã tăng lên. Tất cả những điều đó cho thấy rằng thời điểm suy yếu của đồng đang qua đi. Giá đồng cũng đang tăng cao hơn trong hôm nay, giao dịch gần $10,000/tấn.

Jake Lloyd-Smith, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ