Cựu quan chức Wanatabe: BoJ cần tránh tăng lãi suất nếu chỉ nhằm mục đích cứu lấy JPY

Cựu quan chức Wanatabe: BoJ cần tránh tăng lãi suất nếu chỉ nhằm mục đích cứu lấy JPY

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

10:33 10/05/2024

Tsutomu Watanabe, cựu quan chức BoJ và chuyên gia về xu hướng lạm phát, trả lời phỏng vấn với Reuters rằng BoJ cần tránh tăng lãi suất chỉ để cứu lấy JPY vì lãi suất ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tiêu dùng và dịch vụ

BoJ đã chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài trong 8 năm và những tàn dư khác của gói kích thích triệt để vào tháng 3 do triển vọng tiền lương tăng sẽ hỗ trợ tiêu dùng và giữ lạm phát quanh mục tiêu 2%.

Các nhà hoạch định chính sách của BoJ đã phát tín hiệu về khả năng tăng lãi suất hơn nữa vì quan điểm rằng tiền lương và tiêu dùng tăng sẽ đẩy nhanh lạm phát dịch vụ, đây là chìa khóa để Nhật Bản đạt được mức lạm phát mục tiêu bền vững.

Tuy nhiên, khi xem xét dữ liệu thực tế, lạm phát dịch vụ đã suy yếu sau khi đạt đỉnh vào mùa thu năm ngoái, cho thấy mức tiêu thụ chậm chạp đang khiến các công ty không khuyến khích tăng giá.

“BoJ có lẽ đang hy vọng rằng lạm phát dịch vụ sẽ tăng lên. Nhưng dữ liệu được công bố cho đến nay không ủng hộ quan điểm này”, Wantabe cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm, đồng thời chỉ trích việc dỡ bỏ gói kích thích tháng 3 là quá sớm.

Ông nói thêm: “Không có dữ liệu nào cho đến nay ủng hộ khả năng BoJ cần sớm tăng lãi suất”.

Watanabe cho biết, trong khi việc JPY sụt giảm có thể bắt đầu đẩy giá hàng hóa lên cao, BoJ nên tránh tăng lãi suất cho đến khi lạm phát dịch vụ cũng tăng tốc.

Ông cho biết, giá hàng hóa tăng do chi phí sẽ làm giảm sức mua của các hộ gia đình và giảm chi tiêu cho dịch vụ, cản trở nỗ lực của BoJ nhằm tạo ra lạm phát bền vững trên diện rộng nhờ nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Watanabe cho biết: “Nếu BoJ tăng lãi suất để ứng phó với giá hàng hóa tăng, điều đó rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dịch vụ và ảnh hưởng đến mức tiêu dùng vốn đã yếu”.

Dù hỗ trợ xuất khẩu, việc JPY suy yếu đã trở thành nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đau đầu vì gây tổn hại đến tiêu dùng bằng cách đẩy chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô lên cao.

Việc USDJPY tăng lên mức đỉnh trong 34 năm đã gây ra nghi ngờ về sự can thiệp tiền tệ của chính quyền Nhật Bản vào tuần trước, đồng thời gây áp lực buộc BoJ phải đưa ra các tín hiệu hawkish.

Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết hôm thứ Tư rằng BoJ có thể thực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu việc JPY sụt giảm ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát, đưa ra gợi ý mạnh mẽ nhất cho đến nay về việc sự suy yếu của đồng nội tệ có thể gây ra một đợt tăng lãi suất khác.

Watanabe cho biết BoJ cuối cùng có thể cần phải tăng lãi suất ngắn hạn lên 2% nếu lạm phát duy trì ở mức 2% vào năm 2025 và 2026, như dự kiến hiện tại.

Tuy nhiên, ông cho rằng trọng tâm ngắn hạn của các nhà hoạch định chính sách nên là hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chi phí nhập khẩu tăng do đồng Yên yếu.

Watanabe cho biết: “Tiền lương có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, vì vậy động thái tiền lương của Nhật Bản rõ ràng đã thay đổi. Nhưng lạm phát không diễn biến theo cách mà BOJ mong đợi.”

Là giáo sư tại Trường Cao học Kinh tế thuộc Đại học Tokyo, Watanabe là chuyên gia về xu hướng lạm phát của Nhật Bản, đồng thời là thành viên thường xuyên của các họp do chính phủ hay BoJ chủ trì.

Ông dự kiến sẽ điều hành một hội thảo của BOJ sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, đây là một phần trong hoạt động đánh giá của ngân hàng trung ương về các biện pháp nới lỏng tiền tệ trước đây.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD

Đồng TWD vừa ghi nhận mức tăng mạnh chưa từng có trong hai ngày liên tiếp, giữa làn sóng tháo chạy khỏi đồng USD và tâm lý bất ổn đang lan rộng trên thị trường toàn cầu. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, vốn đang làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và gây rạn nứt các mối quan hệ thương mại.
Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục

Giới chức Hồng Kông cho biết họ đã tiếp tục mua vào đồng USD nhằm bảo vệ cơ chế neo tỷ giá của đồng HKD. Cụ thể, HKMA đã chi kỷ lục 60.5 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương khoảng 7.7 tỷ USD) để mua USD sau khi tỷ giá HKD chạm ngưỡng cao nhất trong biên độ giao dịch cho phép. Tính từ thứ Sáu tuần trước, tổng số tiền cơ quan này chi ra để mua USD đã lên tới 56.1 tỷ HKD – chưa kể đợt can thiệp mới nhất
Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa

Ethena dự kiến mở khóa 171.88 triệu token, tương đương khoảng 3.10% nguồn cung lưu hành. Việc Movement mở khóa 50 triệu token theo kiểu "cliff unlock" có thể gây biến động, tạo thêm áp lực lên giá. Việc mở khóa token số lượng lớn thường làm tăng tính thanh khoản, dẫn đến biến động gia tăng và khả năng giá giảm.
Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại

Giá Vàng tăng mạnh hơn 1% vào thứ Hai khi thị trường khởi đầu tuần mới khá chậm và chờ quyết định về lãi suất của Fed. Rủi ro địa chính trị từ Trump và Israel đang thúc đẩy nhà đầu tư quay trở lại với Vàng. Rủi ro ở chiều tăng vẫn tồn tại ngay cả khi tâm lý có vẻ nghiêng về chiều giảm.
EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý

EUR/USD di chuyển lên cao hơn gần 1.1340 khi USD đối mặt với áp lực bán trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 6-7 tháng 5. Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông tự tin về việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong tuần này. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất bất chấp lạm phát khu vực đồng Euro tăng trong tháng 4.
Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi

Có vẻ như nền kinh tế xấu đi sẽ là điều thuận lợi cho các hãng hàng không giá rẻ, nhưng trên thực tế lại ngược lại. Những người không đủ khả năng bay chỉ đơn giản là ngừng bay, chứ không chuyển xuống hạng thấp hơn, họ – chủ yếu chỉ còn lại những người đi công tác, đi quốc tế hoặc dùng điểm thưởng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ