Cố vấn PBOC: Triển vọng kinh tế Trung Quốc khác biệt lớn với sự trì trệ của Nhật Bản

Cố vấn PBOC: Triển vọng kinh tế Trung Quốc khác biệt lớn với sự trì trệ của Nhật Bản

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

07:35 09/11/2023

Một cố vấn ngân hàng trung ương cho biết, Trung Quốc cần nhiều chính sách tái cơ cấu hơn để kích thích các bộ phận của nền kinh tế vẫn có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời đẩy lùi những so sánh với tình trạng trì trệ của Nhật Bản nhiều thập kỷ trước.

Liu Shijin, thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong bài phát biểu tại Diễn đàn Phố Tài chính ở Bắc Kinh vào cuối ngày hôm qua: “Tình hình hiện tại của Trung Quốc khác biệt rất lớn so với Nhật Bản trước đây ” .

Ông đang nói đến những lo ngại về vấn đề Nhật Bản hóa của Trung Quốc và tuyên bố rằng nước này đang rơi vào “suy thoái bảng cân đối kế toán ” giống như Nhật Bản đã làm vào những năm 1990 - nơi các hộ gia đình và công ty tập trung vào việc trả nợ thay vì chi tiêu hoặc đầu tư. Những cuộc thảo luận như vậy ngày càng căng thẳng khi nền kinh tế mất đà vào đầu năm nay, phản ánh sự bi quan ngày càng tăng của các nhà đầu tư về tăng trưởng dài hạn.

Ông Liu cho biết, suy thoái kinh tế của Nhật Bản là kết quả của việc thiếu các nguồn tăng trưởng mới, nhưng Trung Quốc vẫn có tiềm năng có thể được hiện thực hóa mục tiêu bằng cách nâng cao mức tiêu dùng của các nhóm thu nhập thấp và thúc đẩy các ngành công nghiệp mới nổi, tuy nhiên ông không nêu cụ thể các lĩnh vực.

Ông Liu cho biết, mặc dù Trung Quốc nên duy trì các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế, các biện pháp kích thích truyền thống như vậy sẽ chỉ mang lại lợi ích cho tăng trưởng ngắn hạn. Ông kêu gọi chú ý nhiều hơn đến những cải cách như cung cấp dịch vụ công bình đẳng cho người lao động nhập cư và kích thích tinh thần kinh doanh trong các ngành công nghiệp tiên tiến.

Ông Liu tham gia cùng một nhóm các nhà kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc để tranh luận bác bỏ các tuyên bố Nhật Bản hóa. Ông nói, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Trung Quốc so với Mỹ thấp hơn nhiều so với mức của Nhật Bản vào những năm 1990 và Trung Quốc vẫn đang có tốc độ phát triển kinh tế ở mức trung bình.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đâu là chìa khoá thành công của Warren Buffet?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Đâu là chìa khoá thành công của Warren Buffet?

Báo cáo khảo sát ISM ngành dịch vụ tháng Tư vừa được công bố đã vượt xa dự báo của giới phân tích, minh chứng cho sự phát triển bền vững của khu vực dịch vụ Hoa Kỳ. Xét trên vĩ mô, dữ liệu này củng cố thêm luận điểm về sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, các chỉ báo tiêu cực đã xuất hiện: chỉ số giá chi trả đã tăng vượt mức dự đoán, trong khi chỉ số việc làm suy giảm tháng thứ hai liên tiếp. Các yếu tố này cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn của tình trạng đình lạm - hiện tượng kinh tế vừa trì trệ vừa lạm phát.
Tổng thống Trump siết chặt tài trợ liên bang, châu Âu chi nửa tỷ Euro lôi kéo nhân tài khoa học toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Trump siết chặt tài trợ liên bang, châu Âu chi nửa tỷ Euro lôi kéo nhân tài khoa học toàn cầu

Trong một diễn biến đáng chú ý trên chính trường quốc tế, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về chính sách khoa học hiện tại của Hoa Kỳ. Vị nguyên thủ Pháp cảnh báo rằng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt mà Tổng thống Trump áp dụng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học Hoa Kỳ không chỉ gây nguy hại cho nền kinh tế mà còn đe dọa nền dân chủ Mỹ.
Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức

Friedrich Merz sắp đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Đức, hiện thực hóa khát vọng cả đời trong bối cảnh biến động sâu sắc về kinh tế và địa chính trị đối với nền kinh tế dẫn đầu châu Âu. Chính trị gia 69 tuổi thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Hai và thiết lập liên minh chiến lược với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) để hình thành chính phủ đa số, sẽ trở thành vị Thủ tướng thứ 10 của Đức thời hậu chiến sau cuộc bỏ phiếu quyết định tại Quốc hội Liên bang (Bundestag) vào thứ Ba.
Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần hé lộ những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng sự bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ