Chủ tịch Fed đã nói gì về nền kinh tế và chính sách tiền tệ?

Chủ tịch Fed đã nói gì về nền kinh tế và chính sách tiền tệ?

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

10:18 15/11/2024

Các nhà giao dịch kỳ vọng Powell sẽ lặp lại quan điểm đã nêu tại cuộc họp báo FOMC tuần trước: Ông từ chối đưa ra chỉ dẫn cụ thể cho cuộc họp tháng 12, nhấn mạnh vào sự phụ thuộc vào dữ liệu và lưu ý rằng Fed không muốn thị trường lao động tiếp tục hạ nhiệt.

Cảm ơn Hội đồng Quan hệ Quốc tế, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas và Phòng Thương mại Dallas đã mời tôi tham dự hôm nay. Tôi xin chia sẻ một số nhận định ngắn gọn về tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ.

Kinh tế Mỹ đang phục hồi ổn định Nền kinh tế Mỹ đã vượt qua đại dịch toàn cầu và hiện đang ở trạng thái ổn định. Với tiến bộ rõ rệt trong mục tiêu kép là tối đa hóa việc làm và giữ giá ổn định, thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, và lạm phát đã giảm đáng kể từ mức đỉnh. Chúng tôi cam kết đưa lạm phát về mục tiêu 2% một cách bền vững, đồng thời duy trì thị trường lao động ở trạng thái tốt nhất có thể.

Dữ liệu gần đây

Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế Mỹ hiện có hiệu suất tốt nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới, với mức tăng trưởng GDP năm ngoái trên 3%, và đạt khoảng 2.5% từ đầu năm nay. Chi tiêu tiêu dùng vẫn mạnh mẽ nhờ thu nhập tăng và tài chính hộ gia đình vững chắc. Đầu tư kinh doanh vào thiết bị và tài sản vô hình tăng nhanh, trong khi lĩnh vực nhà ở vẫn yếu.

Thị trường lao động: Thị trường lao động đang ổn định sau giai đoạn nóng lên quá mức trước đây. Số lượng việc làm gần ngang bằng số người tìm việc, tỷ lệ người tự nguyện nghỉ việc cũng giảm so với trước đại dịch. Mặc dù lương vẫn tăng, nhưng tốc độ hiện tại đã bền vững hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4.1%, cao hơn năm ngoái nhưng vẫn ở mức thấp trong lịch sử.

Tác động của cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản lên lạm phát và trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ

Lạm phát: Nhờ thị trường lao động hạ nhiệt và nguồn cung cải thiện, lạm phát đã giảm mạnh, từ mức hơn 7% vào giữa năm 2022 xuống mức gần 2% hiện nay. Dữ liệu cho thấy chỉ số PCE toàn phần đã tăng 2.3% trong 12 tháng qua, trong khi PCE cơ bản (loại trừ thực phẩm và năng lượng) tăng 2.8%. Dù tiến gần tới mục tiêu 2%, lạm phát vẫn chưa hoàn toàn ổn định, và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao.

Chính sách tiền tệ: Dựa trên tiến bộ đạt được, tuần trước, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định giảm lãi suất thêm 25 bps. Chúng tôi tin rằng với sự điều chỉnh hợp lý, nền kinh tế và thị trường lao động có thể duy trì sức mạnh, trong khi lạm phát tiếp tục giảm dần về mức 2%. Chúng tôi thận trọng cân nhắc rủi ro từ cả hai phía: Nếu giảm lãi suất quá nhanh có thể gây cản trở trong kiểm soát lạm phát, trong khi giảm quá chậm có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến kinh tế và việc làm.

Chúng tôi đang đưa chính sách về mức trung lập, nhưng không có lộ trình cố định. Khi cân nhắc các điều chỉnh tiếp theo, chúng tôi sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu mới và triển vọng kinh tế. Hiện tại, sức mạnh kinh tế cho phép chúng tôi tiếp cận các quyết định một cách thận trọng.

Chúng tôi vẫn kiên định với nhiệm vụ kép do Quốc hội giao phó là tối đa hóa việc làm và ổn định giá. Mục tiêu của chúng tôi là đưa lạm phát về mức mong muốn mà không gây ra sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp không cần thiết. Mặc dù nhiệm vụ chưa hoàn tất, nhưng chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Đô la Mỹ hưởng lợi từ quyết định của Tòa án về thuế quan, nhưng triển vọng vẫn còn u ám
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng Đô la Mỹ hưởng lợi từ quyết định của Tòa án về thuế quan, nhưng triển vọng vẫn còn u ám

Một tòa án liên bang Hoa Kỳ ngăn chặn các quyết định thuế quan của Trump. USD và chứng khoán Mỹ tăng vọt sau quyết định của tòa án, nhưng đà tăng đã yếu dần. Nguy cơ Trump từ bỏ lập trường hòa nhã gần đây. Vàng nỗ lực leo cao hơn; dầu giao dịch trên 63 USD một lần nữa
Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui

Thị trường trái phiếu toàn cầu đang rơi vào trạng thái căng thẳng khi các nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với việc chính phủ các nước liên tục vay nợ. Lợi suất trái phiếu tăng mạnh, đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và đòi hỏi mức lợi nhuận cao hơn. Trong bối cảnh này, các chính phủ từ Mỹ, Anh đến Nhật Bản đều đang phải điều chỉnh chiến lược để tránh những biến động ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường tài chính.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu

Sự tăng mạnh lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn tại Nhật Bản đang tạo ra những tác động lan tỏa không chỉ trong nước mà còn ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. Là nền kinh tế lớn với thị trường trái phiếu khổng lồ và nợ công cao nhất thế giới, biến động ở Nhật không chỉ đơn thuần là câu chuyện nội bộ mà còn có thể khiến chi phí vay mượn của nhiều quốc gia khác tăng theo, đặt ra những thách thức lớn cho các nhà đầu tư và chính phủ toàn cầu.