Chiến lược gia JPMorgan duy trì nhận định bearish trước sự suy yếu của S&P 500

Chiến lược gia JPMorgan duy trì nhận định bearish trước sự suy yếu của S&P 500

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:00 28/09/2023

Chiến lược gia Marko Kolanovic của JPMorgan vẫn giữ quan điểm tiêu cực về cổ phiếu ngay cả khi S&P 500 tiến sát mức mà ông dự báo vào cuối năm, khẳng định tầm nhìn chính xác của chiến lược gia này sau đợt phục hồi hồi đầu năm nay.

Giám đốc chiến lược thị trường của ngân hàng,cho biết hôm thứ Tư rằng ông dự báo thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh. Ông cho biết sự ổn định của Chỉ số biến động Cboe - hay VIX – trong suốt đợt tăng vào mùa hè vừa qua là một sai sót kỹ thuật, không phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế vĩ mô.

Chiến lược gia này nhận thấy thị trường chứng khoán sẽ có nhiều biến động hơn khi lãi suất quỹ liên bang tăng cao gây ra sự không chắc chắn về hướng đi của nền kinh tế Mỹ. Ông dự đoán điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư rút lui, khiến cổ phiếu trở thành một kênh đầu tư kém hấp dẫn so với trái phiếu.

“Điều này có thể sẽ tiếp tục xảy ra chừng nào lãi suất vẫn cao và rủi ro địa chính trị vẫn tồn tại”.

Ông Kolanovic là một trong những người lạc quan nhất ở Phố Wall trong đợt bán tháo thị trường năm 2022 nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm của mình. Ông cắt giảm phân bổ tài sản vào cổ phiếu trong tháng 12, tháng 1, tháng 3 và tháng 5 do triển vọng kinh tế năm nay xấu đi.

Quan điểm bearish của chiến lược gia này đã không thành hiện thực trong nửa đầu năm 2023 khi S&P 500 tăng khoảng 16%.

Tuy nhiên, pha giảm gần đây của chứng khoán Mỹ đã đưa S&P 500 tiến gần hơn đến mục tiêu cuối năm của ông tại 4,200, trong khi các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro lãi suất cao khi Fed phát tín hiệu rằng họ có thể sẽ tiếp tục thắt chặt trong năm tới. Chỉ số đóng cửa ở mức 4,274.5 trong phiên thứ Tư nhưng vẫn tăng hơn 10% trong năm nay.

Kolanovic viết: “Khi mục tiêu giá của chúng tôi đã đạt được, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? “Lãi suất – lịch sử không lặp lại, nhưng nó giống với năm 2008.”

Kolanovic cảnh báo, trong khi lượng vốn đầu tư và đòn bẩy trên thị trường bất động sản và ngành tài chính cao hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà đầu tư nên “theo dõi cẩn thận sức ảnh hưởng của cú sốc lãi suất trên khắp các thị trường và các phân khúc khác nhau của nền kinh tế”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ