Chi phí lao động của Mỹ tăng nhiều nhất trong năm, phản ánh áp lực tiền lương dai dẳng

Chi phí lao động của Mỹ tăng nhiều nhất trong năm, phản ánh áp lực tiền lương dai dẳng

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

20:00 30/04/2024

Chi phí lao động của Mỹ đã tăng nhanh hơn dự báo trong quý đầu I/2024, phản ánh áp lực tiền lương dai dẳng đang khiến lạm phát tăng cao.

Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động công bố hôm thứ Ba, chỉ số chi phí Lao động Mỹ quý I/2024 tăng 1.2% so với quý trước, cao nhất trong một năm. Mức tăng này vượt quá mọi dự đoán của các nhà kinh tế.

Hợp đồng tương lai chứng khoán giảm, lợi suất TPCP Mỹ tăng và USD mạnh lên sau những số liệu này.

Chi phí lao động của Mỹ tăng nhiều nhất trong một năm

Số liệu về chi phí lao động đã cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng, có nguy trì hoãn tiến trình kiểm soát lạm phát của Fed. Các quan chức Fed dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong hai thập kỷ và khó có thể hạ lãi suất sớm.

Robert Sockin, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Citigroup cho biết: “Đây là một thông tin đầy thách thức đối với Fed. Mức tăng 1.2% của chi phí việc làm là bằng chứng cho thấy lạm phát và tăng trưởng tiền lương đang đi lệch khỏi mục tiêu của họ.”

So với một năm trước đó, ECI đã tăng 4.2%, bằng với mức tăng của quý 4/2023. Mặc dù có một số chỉ số về thu nhập khác được công bố thường xuyên hơn, các nhà kinh tế có xu hướng tin dùng ECI vì nó không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong cơ cấu việc làm. Đây cũng là thước đo tiền lương chính của Fed.

Tiền lương của công nhân tăng 1.1% trong quý thứ ba liên tiếp và tăng 4.4% so với một năm trước. Mức tăng này đến từ việc mức lương tối thiểu ở một nửa số bang của Mỹ tăng vào đầu năm.

Tổng lợi ích của người lao động của các doanh nghiệp tư nhân được điều chỉnh theo lạm phát tăng 0.6% so với một năm trước, trong khi tiền lương tăng 0.8%. Sức mạnh của thị trường việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhu cầu tiêu dùng. Dữ liệu công bố vào tuần trước cho thấy mặc dù kinh tế Mỹ mất đà trong quý đầu tiên nhưng chi tiêu tiêu dùng vẫn ổn định.

Tiền lương của nhân viên dịch vụ tăng 1.2% so với quý trước, tuy nhiên con số này chưa được điều chỉnh theo lạm phát. Vì tiền lương là chi phí chính đối với các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này nên Fed sẽ giám sát chặt chẽ thông qua chỉ số lạm phát dịch vụ lõi. Lương công nhân trong các ngành sản xuất hàng hóa cũng tăng 1.2%, cao nhất trong một năm.

Tuy nhiên, làn sóng người nhập cư, phụ nữ và người lao động lớn tuổi đã giúp tăng nguồn cung lao động vào thời điểm nhu cầu lao động cao.

Các công cụ theo dõi khác đang tăng trưởng yếu hơn. Công cụ theo dõi tăng trưởng tiền lương của Atlanta Fed phần lớn đã hạ nhiệt kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2022. Và báo cáo việc làm của chính phủ công bố hôm thứ Sáu được dự báo sẽ cho thấy thu nhập trung bình mỗi giờ giảm trong tháng 4 so với năm trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ và Pakistan phải phá vỡ vòng luẩn quẩn đối đầu nguy hiểm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ấn Độ và Pakistan phải phá vỡ vòng luẩn quẩn đối đầu nguy hiểm

Sự bùng phát xung đột gần đây nhất giữa Ấn Độ và Pakistan dường như đã kết thúc giống như những lần trước — với sự giúp đỡ của các quan chức Hoa Kỳ trong việc đưa hai cường quốc hạt nhân này lùi lại khỏi bờ vực. Tuy nhiên, cả hai bên không nên tự lừa dối mình rằng họ đã giành được một chiến thắng lớn, hoặc rằng họ có thể đơn giản quay trở lại hiện trạng.
Các quan chức thương mại EU thấy tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thuế quan với Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các quan chức thương mại EU thấy tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Các quan chức thương mại hàng đầu từ các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu bày tỏ sự tự tin ngày càng tăng rằng họ có thể đạt được thỏa thuận nhằm giảm bớt việc tăng thuế của Mỹ sau khi chính quyền Trump đạt được thỏa thuận tạm thời với Vương quốc Anh và đồng ý giảm đáng kể căng thẳng với Trung Quốc.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm; kinh tế Anh ghi nhận tăng trưởng đáng ngạc nhiên
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu giảm điểm; kinh tế Anh ghi nhận tăng trưởng đáng ngạc nhiên

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Năm, khi nhà đầu tư tìm kiếm các động lực mới sau khi đợt tăng giá nhờ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dường như đã kết thúc. Chỉ số DAX tại Đức giảm 0.5%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 0.5%.