CHF đang trở thành đối tượng carry trade mới?

CHF đang trở thành đối tượng carry trade mới?

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

17:54 22/09/2023

Quyết định ngừng thắt chặt của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã hạn chế đà tăng của đồng franc và khơi dậy một cuộc thảo luận về việc khai thác chênh lệch lãi suất ngày càng tăng giữa Thụy Sĩ và các thị trường khác.

Quyết định tạm dừng bất ngờ đã khiến CHF giảm tới 1% so với USD, xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng vào thứ Năm (21/9). Tuy nhiên trong năm nay, CHF vẫn là đồng tiền mạnh nhất nhóm G10.

Trong bối cảnh ECB tăng lãi suất vào tuần trước, động thái của Thụy Sĩ đang thúc đẩy các giao dịch FX liên quan đến việc vay đồng franc với lãi suất thấp hơn để mua một đồng tiền có lãi suất cao hơn để hưởng khoản chênh lệch lãi suất.

Kit Juckes, chiến lược gia trưởng FX tại Societe Generale London, cho biết: “CHF hiện đang trở thành đồng tiền cấp vốn hấp dẫn. Quan chức SNB đủ khôn ngoan để biết rằng việc không đáp ứng mức tăng lãi suất từ ​​ECB sẽ không giúp gì cho đồng franc, nhưng tôi chắc chắn rằng họ cảm thấy thoải mái miễn là việc này không đi quá xa”.

SNB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1.75% trong bối cảnh lo ngại về việc CHF tăng 11% so với USD kể từ tháng 11 đang làm giảm triển vọng tăng trưởng, tuy nhiên, điều này cũng giúp Thụy Sĩ kiểm soát lạm phát.

Chu kỳ tăng lãi suất liệu đã kết thúc ?

Các nhà hoạch định chính sách Thụy Sĩ đã tăng lãi suất tổng cộng 250 điểm cơ bản kể từ năm ngoái, so với 450 điểm cơ bản ở khu vực Eurozone. Trong khi SNB không loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm nữa, một số nhà phân tích cho rằng chu kỳ thắt chặt của Thụy Sĩ có thể đã kết thúc.

Adrien Pichoud, nhà kinh tế trưởng tại Bank Syz, cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, sự kết hợp giữa tình hình tăng trưởng chậm lại ở châu Âu và sức mạnh của đồng franc rất có thể sẽ giúp kiểm soát lạm phát ở Thụy Sĩ trong những tháng tới”. “Do đó, chúng tôi tin rằng SNB sẽ duy trì lãi suất ở mức hiện tại trong tương lai gần”.

Theo dữ liệu của CFTC, ngay cả trước khi có quyết định hôm thứ Năm, các nhà giao dịch đã tăng cường bán ròng CHF, gần như tăng gấp đôi vị thế bán so với USD.

CHF là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm G10, dựa trên thước đo tỷ giá hối đoái thực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Tín hiệu cho thấy hiện tại SNB cảm thấy thoải mái với lạm phát sẽ thúc đẩy đà suy yếu của CHF, ít nhất là trong thời gian tới.

Jane Foley, trưởng bộ phận chiến lược FX tại Rabobank, cho biết: “Cần phải nhớ rằng SNB đã phải vật lộn với tình trạng thiểu phát và giảm phát trong nhiều thập kỷ khi tiếp cận các cuộc khủng hoảng gần đây và đồng franc vẫn được định giá quá cao”.

Tuy nhiên, theo Jordan Rochester, chiến lược gia tiền tệ G10 tại Nomura International, xu hướng giảm giá của đồng franc dường như đã được hạn chế do SNB luôn sẵn sàng can thiệp vào thị trường bất cứ lúc nào và bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất cao hơn. Các nhà hoạch định chính sách xác nhận đồng franc vẫn là một công cụ quan trọng trong việc kiềm chế áp lực giá nhập khẩu.

Rochester cho biết: “Thật khó để hình dung CHF suy yếu so với các đồng tiền rủi ro hơn như Bảng Anh hay krona Thụy Điển trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu”.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc tăng vào cuối tháng 4, cho thấy thiệt hại từ thuế quan của Mỹ vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong các lô hàng thực tế, mặc dù cuộc chiến thương mại được dự đoán rộng rãi cuối cùng sẽ làm chậm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ

Ả Rập Xê Út đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng bước vào một cuộc chiến giá dầu đầy đau đớn để khẳng định sự thống trị của mình đối với các nhà sản xuất dầu khác, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi có nghĩa là chiến lược quen thuộc của vương quốc này có thể kém hiệu quả hơn.
Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ

Chi tiêu của du khách Trung Quốc đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5, đạt 180.27 tỷ nhân dân tệ (24.92 tỷ USD), nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, trong khi hoạt động dịch vụ của nước này trong tháng 4 mở rộng với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ