Cập nhật hoạt động các quỹ ETF vàng phiên 21.10: ETF toàn cầu và SPDR tiếp tục duy trì tâm lý thận trọng!

Cập nhật hoạt động các quỹ ETF vàng phiên 21.10: ETF toàn cầu và SPDR tiếp tục duy trì tâm lý thận trọng!

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

12:40 22/10/2020

Trong phiên giao dịch hôm qua, các quỹ ETF toàn cầu đã bán ra 21,222 ounces vàng (0.66 tấn), giảm lượng vàng mua ròng trong năm nay xuống mức 28.09 triệu ounces (khoảng 873.73 tấn).

SPDR Gold Shares, quỹ ETF kim loại lớn nhất thế giới, cũng bán ra 18.772 ounces vàng (khoảng 0.58 tấn). Khối lượng giao dịch tương đối nhỏ cộng với việc tổng giá trị nắm giữ ròng không có nhiều thay đổi cho thấy Big Boyz tiếp tục duy trì trạng thái trung lập với xu hướng của kim loại quý trong giai đoạn này.

Tổng giá trị giao dịch đạt 40.83 triệu USD tính theo tỷ giá giao ngay ngày hôm qua. Tổng khối lượng nắm giữ của các quỹ ETF toàn cầu đang ở mức 111.0 triệu ounces (khoảng 3,452.6 tấn), tăng 33.9% so với con số 82.98 triệu ounces hồi đầu năm. Giá vàng tăng 26.1% trong năm nay lên mức $1,913/oz.

Giá vàng hôm qua có nhịp tăng mạnh mẽ gần $25/oz lên vùng $1,931/oz trong bối cảnh đồng Đô La suy yếu, sau đó giảm nhẹ và kết thúc ngày tại $1,924/oz dưới áp lực phục hồi của DXY do tâm lý rủi ro giảm đi cuối phiên. Sự thiếu chắc chắn của thị trường xoay quanh gói kích thích tài khóa Hoa Kỳ khiến kim loại quý biến động khó lường. Chánh Văn phòng Mark Meadows cho biết Nhà Trắng đang hướng tới một thỏa hiệp trong vòng 48 giờ tới.

Hôm nay, dữ liệu Đơn Xin Trợ Cấp Thất Nghiệp Lần Đầu của Hoa Kỳ được công bố lúc 19:30 GMT+7 có thể sẽ tác động tới Đô La, từ đó ảnh hưởng tới xu hướng của kim loại quý. Nhà đầu tư cũng không thể bỏ qua những diễn biến bất ngờ xoay quanh đàm phán về gói hỗ trợ kinh tế trong giai đoạn này.

Lượng vàng nắm giữ (daily) của các quỹ ETF toàn cầu. Ảnh: Bloomberg,
Lượng vàng nắm giữ (daily) bởi quỹ SPDR Gold Shares. Ảnh: Bloomberg.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Giá dầu tăng bất chấp quyết định tăng sản lượng của OPEC+, nhờ tình trạng cung ứng ngắn hạn vẫn thắt chặt và căng thẳng địa chính trị ở Biển Đỏ. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục mua vàng tháng thứ tám liên tiếp, còn dự trữ thép và sản lượng ở nước này đều giảm do nhu cầu yếu. Ở Mỹ, vụ mùa ngô diễn biến tích cực với kỳ vọng nguồn cung kỷ lục, kéo theo vị thế bán ròng tăng mạnh từ giới đầu cơ.
Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu giảm trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ và mức tăng sản lượng cao hơn dự kiến của OPEC+ trong tháng 8. Dù triển vọng tiêu thụ tại Mỹ vẫn tích cực, những bất ổn về thương mại và nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên thị trường năng lượng.
Giá vàng sẽ đi về đâu trong bối cảnh bất ổn toàn cầu?

Giá vàng sẽ đi về đâu trong bối cảnh bất ổn toàn cầu?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, giá vàng tiếp tục giữ vững phong độ như một “phao cứu sinh” của giới đầu tư. Những căng thẳng thương mại do chính sách thuế của Donald Trump, sự nổi lên bất ngờ của Elon Musk trên chính trường Mỹ, cùng những tín hiệu trái chiều từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed), đang khiến thị trường vàng trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Khi đồng USD tăng giá và rủi ro lạm phát đình trệ hiện hữu, vàng không chỉ là tài sản trú ẩn, mà còn là tấm gương phản chiếu những chuyển động phức tạp của nền kinh tế thế giới năm 2025.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ