Cách Celsius biến 25 tỷ USD về 167 triệu USD và tác động của nó tới các nhà đầu tư

Cách Celsius biến 25 tỷ USD về 167 triệu USD và tác động của nó tới các nhà đầu tư

11:14 18/07/2022

Việc Celsius đệ đơn phá sản trong tuần này hầu như không gây ngạc nhiên nhưng nó vẫn là một vấn đề thực sự lớn đối với thị trường.

Vào tháng 10/2021, Giám đốc điều hành Alex Mashinsky cho biết công ty đã quản lý 25 tỷ USD tài sản. Ngay cả gần đây vào tháng 5 - mặc dù giá tiền điện tử giảm - tổng tài sản công ty quản lý đạt khoảng 11.8 tỷ USD. Công ty đã có thêm 8 tỷ USD khoản cho vay khách hàng, trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tiền điện tử.

Hiện tại, Celsius đang có 167 triệu USD “tiền mặt”, và dự sẽ cung cấp “thanh khoản dồi dào” để hỗ trợ các hoạt động trong quá trình tái cơ cấu.

Trong khi đó, Celsius nợ người dùng khoảng 4.7 tỷ USD, theo hồ sơ phá sản - và khoản lỗ khoảng 1.2 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán.

Sự sụp đổ của Celsius đánh dấu sự phá sản lớn thứ ba của hệ sinh thái tiền điện tử trong hai tuần và được coi là Lehman Brothers của tiền điện tử.

Những ngày mà khách hàng thu về lợi nhuận hàng năm hai con số đã qua. Với Celsius, việc hứa hẹn lợi suất lớn như một phương tiện để tiếp cận người dùng mới là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nó.

Nic Carter của Castle Island Venture cho biết: “Họ đang chịu lỗ để thu hút khách hàng. Lợi suất ở đầu bên kia là giả và được trợ cấp. Về cơ bản, đó là mô hình Ponzi.”

Ai sẽ được nhận lại tiền

Ba tuần sau khi Celsius tạm dừng tất cả các khoản rút tiền do "điều kiện thị trường khắc nghiệt" - và một vài ngày trước khi công ty cho vay tiền điện tử nộp đơn xin bảo hộ phá sản - nền tảng này vẫn đang "rêu rao" trên trang web của mình với lợi nhuận hàng năm gần 19%, được trả hàng tuần.

Những lời hứa như vậy đã nhanh chóng thu hút người dùng mới. Tính đến tháng Sáu, Celsius cho biết họ có 1.7 triệu khách hàng.

Hồ sơ phá sản của công ty cho thấy rằng Celsius cũng có hơn 100,000 chủ nợ, một số người đã cho nền tảng vay tiền mặt mà không có bất kỳ tài sản thế chấp nào. Danh sách 50 chủ nợ không có bảo đảm, bao gồm công ty thương mại Alameda Research của Sam Bankman-Fried, cũng như một công ty đầu tư có trụ sở tại Quần đảo Cayman.

Sau khi nộp đơn phá sản, Celsius nói rằng “hầu hết các hoạt động tài khoản sẽ bị tạm dừng cho đến khi có thông báo mới” và “không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho phép khách hàng rút tiền vào lúc này”.

Cũng không rõ liệu thủ tục phá sản cuối cùng có bù đắp khoản lỗ của khách hàng hay không. Nếu có một khoản thanh toán nào đó, thì câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người đầu tiên nhận nó.

Trong các điều khoản và điều kiện của Celsius, bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào được chuyển sang nền tảng đều tạo thành một khoản vay từ người dùng đối với Celsius. Vì không có tài sản thế chấp nào do Celsius đưa ra, tiền của khách hàng về cơ bản chỉ là các khoản vay không có bảo đảm cho nền tảng.

Celsius cũng cảnh báo rằng trong trường hợp phá sản, “bất kỳ tài sản kỹ thuật số đủ điều kiện nào được sử dụng trong Dịch vụ thu tiền hoặc làm tài sản thế chấp theo Dịch vụ cho vay đều có thể không thu hồi được” và khách hàng “sẽ không có bất kỳ biện pháp hoặc quyền pháp lý nào liên quan đến các nghĩa vụ của Celsius.” Điều này giống như một nỗ lực nhằm miễn trừ toàn bộ các hành vi sai trái pháp luật.

Một nền tảng cho vay phổ biến khác phục vụ cho các nhà đầu tư bán lẻ với các dịch vụ lợi nhuận cao là Voyager Digital, có 3.5 triệu khách hàng và gần đây cũng đã nộp đơn phá sản.

Để trấn an hàng triệu người dùng của họ, Giám đốc điều hành Voyager Stephen Ehrlich đã tweet rằng sau khi công ty trải qua thủ tục phá sản, những những khách hàng có tiền điện tử trong tài khoản có sẽ khả năng nhận lại được một số thứ, có thể là tiền điện tử mà họ nắm giữ, lượng cổ phiếu Voyager, token của Voyager hay bất cứ thứ gì khác từ quỹ đầu cơ tiền điện tử nổi tiếng một thời Three Arrows Capital.

Sens. Cynthia Lummis, R-Wyo. và Kirsten Gillibrand, D-N.Y., đang hướng tới một dự luật đưa ra khuôn khổ để điều chỉnh ngành công nghiệp tiền điện tử và tăng cường giám sát giữa các cơ quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ và Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai.

Có gì sai?

Vấn đề của Celsius là gần 20% APY mà họ cung cấp cho khách hàng là không có thật.

Trong một vụ kiện, Celsius bị cáo buộc điều hành mô hình Ponzi, trong đó công ty thanh toán cho những người gửi tiền trước đó bằng số tiền có được từ những người dùng mới.

Celsius cũng đầu tư tiền của mình vào các nền tảng khác mang lại lợi nhuận cao ngất ngưởng tương tự, để giữ cho mô hình kinh doanh của mình tiếp tục phát triển.

Một báo cáo từ The Block cho thấy rằng Celsius đã đầu tư ít nhất nửa tỷ USD vào Anchor, đây là nền tảng cho vay hàng đầu của dự án stablecoin USD (UST) hiện đã thất bại. Anchor đã hứa với các nhà đầu tư lợi suất phần trăm hàng năm 20% trên số lượng UST nắm giữ của họ - một tỷ lệ mà nhiều nhà phân tích cho là không bền vững.

Celsius là một trong nhiều nền tảng đã đầu tư vào Anchor, đây là một phần lớn lý do tại sao hàng loạt các thất bại lại xảy ra sau sự sụp đổ của dự án UST vào tháng 5.

Đối với khoản chênh lệch 1.2 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán, Bhatia coi đó là các mô hình rủi ro và thực tế là tài sản thế chấp đã được các tổ chức cho vay bán hết.

“Họ có thể đánh mất tiền gửi của khách hàng bằng UST,” Bhatia nói thêm. "Khi tài sản giảm giá, đó là cách bạn chịu lỗ".

Celsius không đơn độc. Các vấn đề về việc cho vay tiếp tục xảy ra trong thị trường tiền điện tử. Carter của Castle Island Venture cho biết mức độ ảnh hưởng của tất cả những điều này là tín dụng đang bị phá hủy và bị thu hồi, các tiêu chuẩn bảo lãnh đang được thắt chặt và khả năng thanh toán đang được kiểm tra, vì vậy mọi người đều rút tài sản khỏi các tổ chức cho vay tiền điện tử.

“Điều này có tác dụng thúc đẩy lợi suất TPCP, khi tín dụng trở nên khan hiếm hơn,” Carter nói và lưu ý rằng điều này đã xảy ra.

Carter hy vọng ​​lạm phát chung sẽ hạ nhiệt ở Hoa Kỳ và các nơi khác, điều mà ông nói rằng sẽ chứng minh stablecoin, là một loại tiền "hard money" và Bitcoin còn hơn thế nữa.

“Nhưng việc phát hành các tokens sẽ buộc phải thay đổi,” ông nói. “Vì vậy, tôi hy vọng sẽ không ảnh hưởng toàn bộ thị trường tiền điện tử, mà sẽ là lĩnh vực cụ thể.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Điểm tin thị trường cryto ngày 19/05
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Điểm tin thị trường cryto ngày 19/05

Nhà đồng sáng lập Telegram Pavel Durov tuyên bố ông đã từ chối áp lực từ các quan chức tình báo Pháp đòi kiểm duyệt nội dung bảo thủ liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống ở Romania, nghệ sĩ đã nghỉ hưu Ed Suman mất hơn 2 triệu USD tiền điện tử sau khi trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo mạo danh Coinbase, Moody’s hạ cấp xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ.
Điểm tin thị trường crypto ngày 16/5
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Điểm tin thị trường crypto ngày 16/5

Coinbase đã từ chối trả khoản "tống tiền bịt miệng" 20 triệu USD sau khi thông tin người dùng bị rò rỉ do nội bộ trong một vụ lừa đảo qua mạng (phishing scheme) — vụ việc có thể khiến sàn giao dịch này thiệt hại tới 400 triệu USD. Công ty sau đó đã sa thải một nhóm nhân viên hỗ trợ khách hàng hợp đồng, được cho là có liên quan đến các cuộc tấn công. Trong khi đó, Huione Guarantee — nghi ngờ là thị trường chợ đen (darknet marketplace) lớn nhất thế giới — đã đóng cửa sau khi một đợt quét tài khoản Telegram làm gián đoạn mạng lưới của họ.
Điểm tin thị trường crypto ngày 15/5
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Điểm tin thị trường crypto ngày 15/5

Một ủy viên của CFTC sắp trở thành CEO tiếp theo của nhóm vận động hành lang crypto Blockchain Association. Trong khi đó, gã khổng lồ ngân hàng UBS báo cáo rằng các khách hàng có tài sản ròng cao (high-net-worth) ở châu Á đang chuyển dịch khỏi các tài sản USD để đồ vào vàng, tiền ảo và thị trường Trung Quốc. Ở một diễn biến khác, Twenty One Capital đã nhận được khoản bơm vốn trị giá 458.7 triệu USD bằng Bitcoin từ Tether.
Điểm tin thị trường crypto 14/5
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Điểm tin thị trường crypto 14/5

VanEck đang ra mắt quỹ token hóa đầu tiên được bảo chứng bằng Tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ; Thống đốc bang Arizona Katie Hobbs đã phủ quyết các dự luật nhằm tạo ra quỹ dự trữ Bitcoin cấp bang và cho phép thanh toán bằng tiền mã hóa; và Coinbase sẵn sàng trở thành công ty tiền mã hóa đầu tiên được thêm vào chỉ số S&P 500.