Các mối quan tâm chính dành cho giới đầu tư trong tuần này: Nasdaq, FOMC, bầu cử tổng thống Mỹ và virus
16:43 08/06/2020
Dưới đây là một số chủ đề chính cho thị trường tuần này:
Chỉ số Nasdaq đang ở quanh đỉnh mọi thời đại với công nghệ là nhóm ngành dẫn đầu. Một sự bứt phá cao hơn và các chỉ số chứng khoán trên thế giới sẽ chứng kiến sự tăng vọt. Mặt khác, một nhịp điều chỉnh (pullback) ở đây có thể khiến các nhà phân tích kỹ thuật thị trường phấn khích bởi mô hình 2 đỉnh (double-top) sẽ được hình thành. Các trạng thái short cổ phiếu Hoa Kỳ đang ở mức rất cao kể từ thứ Ba tuần trước, tuy nhiên có thể đã chạm ngưỡng cắt lỗ vào thứ Sáu tuần trước.
Cuộc họp FOMC vào thứ Tư tuần này là một cuộc họp lớn, bao gồm sự chú ý dành cho các quy định trên thị trường trái phiếu và phiên điều trần về các kích thích kinh tế nằm trong dự định của Ủy ban. Liệu Fed sẽ chính thức hóa các cam kết về gói QE? Các điều kiện chính xác ảnh hưởng đến việc thu hẹp QE là gì? Khả năng Fed “kiểm soát đường cong lợi suất” như thế nào hay một cú "twist" khác trong giao dịch mua vào trái phiếu của họ?
Trở lại với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, các cuộc thăm dò ý kiến đang cho thấy những ý kiến tiêu cực dành cho Trump. Ye Xie, chuyên gia Bloomberg cho rằng quá sớm để thị trường tài chính lo lắng về cuộc bầu cử. Tuy nhiên liệu những cuộc hùng biện chính trị sẽ gây cản trở cho thị trường chứng khoán Mỹ? Có lẽ quan trọng hơn là các cuộc thăm dò gần đây sẽ ảnh hưởng thế nào đến các chính sách của Hoa Kỳ? Một số người đã dự đoán các căng thẳng thương mại sẽ leo thang.
Thành phố New York đã bắt đầu mở cửa lại vào hôm nay, nhưng tâm lý lo ngại virus có thể sẽ chuyển biến tiêu cực vào cuối tuần này. Các ca nhiễm toàn cầu bắt đầu tăng trở lại vào giữa tháng Năm, và điều này có thể làm tăng số ca tử vong trên toàn cầu. Vấn đề nằm ở những đợt bùng phát đầu tiên không được kiểm soát sẽ nguy hiểm hơn là làn sóng lây nhiễm thứ hai, nhưng liệu điều đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán?
Số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại kể từ giữa tháng 5. Nguồn Bloomberg
Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Thị trường đã khá hài lòng khi thỏa thuận của Mỹ với Trung Quốc được đưa ra. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, sự tự tin đang giảm mạnh và lạm phát đang gia tăng.
Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Đồng USD giảm sau khi Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ do lo ngại nợ công chạm mốc 36 nghìn tỷ USD. Căng thẳng thương mại gia tăng và chính sách thuế chưa rõ ràng tiếp tục gây áp lực lên thị trường. Trong khi đó, các đồng tiền trú ẩn như yen và franc Thụy Sĩ tăng giá nhẹ.
Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.