BOE có thể đẩy Anh vào suy thoái cuối năm nay

BOE có thể đẩy Anh vào suy thoái cuối năm nay

13:47 28/06/2023

Ngân hàng Trung ương Anh sẽ khiến Vương quốc Anh rơi vào suy thoái trong cuối năm nay do cuộc chiến chống lại lạm phát tồi tệ nhất của bất kỳ nền kinh tế nào thuộc nhóm G-7, theo Bloomberg Economics.

Trong một phân tích được công bố hôm thứ Ba, các nhà kinh tế Dan Hanson và Ana Andrade cho biết suy thoái là cái giá phải trả để kiềm chế lạm phát vẫn ở mức gần hai con số, bất chấp 13 lần tăng lãi suất liên tiếp kể từ cuối năm 2021.

Lạm phát của Vương quốc Anh cao hơn so với nhiều quốc gia

Giờ đây, các nhà phân tích dự đoán về một cuộc suy thoái kéo dài một năm bắt đầu từ quý IV - dự kiến GDP chỉ tăng hơn 1%. Giả định cho rằng BOE tăng lãi suất lên mức cao nhất là 5.75% vào tháng 11 từ mức 5% hiện tại. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ định giá lãi suất sẽ đạt 6.25% vào tháng 12, làm tăng khả năng khiến nền kinh tế sẽ suy yếu hơn nhiều.

“Rủi ro là dữ liệu tiếp tục không khớp với hành động của BOE và lãi suất tăng cao hơn mức cơ sở của chúng tôi. Khi lãi suất tăng trên 5%, chúng tôi cho rằng nguy cơ xảy ra cú sốc tài chính tăng theo cấp số nhân”, Hanson và Andrade viết.

Phân tích này có nghĩa là Thủ tướng Rishi Sunak có thể phải chiến đấu trong cuộc bầu cử tiếp theo trong bối cảnh tăng trưởng giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tình trạng thu hồi nhà leo thang khi chi phí thế chấp tiếp tục tăng. Lãi suất vay mua nhà trung bình trong 2 năm hiện ở mức khoảng 6.25%, gần bằng mức được ghi nhận trong thời kỳ hỗn loạn thị trường đã hạ bệ người tiền nhiệm của ông, Liz Truss, vào mùa thu năm ngoái.

Lãi suất thế chấp đã vượt quá ngưỡng 6%

Mặc dù nhiệm kỳ của ông Sunak sẽ tiếp tục đến tháng 1/2025, nhiều người cho rằng sẽ phải có bỏ phiếu vào năm tới. Các cuộc khảo sát cho thấy Đảng Bảo thủ của ông luôn dẫn trước Đảng Lao động đối lập hơn 10%.

BOE sẽ phải hứng chịu nhiều chỉ trích khi khiến nền kinh tế bị chậm lại. BOE hiện phải đối mặt với khả năng xảy ra suy thoái, buộc các nhà chức trách phải kêu gọi trong cuộc họp dự báo kinh tế vào tháng 8, chỉ 3 tháng sau khi đưa ra bản cập nhật lớn nhất cho các kỳ vọng kể từ khi giành được độc lập vào năm 1997.

Hanson và Andrade dự đoán nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 0.1% trong năm nay và giảm 1% vào năm 2024, một sự điều chỉnh mạnh so với mức tăng trưởng 0.3% được ước tính trước đó.

Cũng theo dự báo của họ, lạm phát năm nay ở mức trên 5% - cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 2% và chỉ giảm nhẹ so với mức 8.7% hiện tại. Lạm phát cơ bản đã đạt mức cao nhất trong 31 năm tại 7.1% vào tháng 5, cũng chỉ giảm xuống dưới 6% vào đầu năm 2024.

Hanson và Andrade viết: “Dữ liệu lạm phát và tiền lương mạnh mẽ gần đây đã khiến BOE không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thắt chặt nền kinh tế hơn nữa. BOE sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong quý II năm sau nhưng hành động thận trọng hơn do lạm phát vẫn còn cao hơn mục tiêu.

Họ nói: “Rủi ro lớn đối với dự báo của chúng tôi là BOE thắt chặt mạnh tay hơn những gì chúng tôi giả định. Trong một thế giới mà nền kinh tế tuân theo kỳ vọng của thị trường, cứ mỗi lần lãi suất tăng 100 bps trong ba năm tới so với dự báo của chúng tôi, chúng tôi dự đoán nền kinh tế sẽ giảm khoảng 1% vào quý IV năm 2025 với suy thoái sâu hơn.

“Điều mà ước tính đó có thể dễ dàng bỏ sót là độ trễ của việc thắt chặt trong quá khứ lâu hơn mong đợi hoặc lãi suất cao tạo ra sự bất ổn tài chính. Nếu một trong hai kịch bản đó xảy ra, suy thoái sẽ sâu hơn đáng kể.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng sau “ngày giải phóng” – thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ rúng động bởi làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sau những tuyên bố chính sách thương mại từ Tổng thống Donald Trump – Phố Wall đã chứng kiến một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ