Bảng Anh chìm sâu sau những triển vọng u ám của Fed về nền kinh tế
16:10 11/06/2020
Bảng Anh đã giảm giá so với đô la Mỹ và euro sau khi Fed cho rằng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch sẽ là một quá trình dài, làm suy yếu tâm lý rủi ro toàn cầu.
GBP/USD giảm 0.5% xuống 1.2690, điều chỉnh sau chuỗi tăng 10 ngày; và bảng cũng giảm 0.5% so với đồng euro (89.64 pence)
Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống 0.23%, tiếp tục chuỗi giảm từ ngày thứ Tư
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã gửi một thông điệp mạnh mẽ vào thứ Tư rằng Fed sẽ tiếp tục bơm kích thích cho nền kinh tế Hoa Kỳ cho đến khi thị trường lao động được cải thiện hoàn toàn sau những thiệt hại của đại dịch
“Ông cũng đưa ra một triển vọng u ám về nền kinh tế (không có sự phục hồi hình chữ V) nhưng cũng không có ý tưởng nào về kích thích kinh tế trong thời điểm hiện tại. Điều này khiến tâm lý thị trường bị tổn thương.”, theo Valentin Marinov, trưởng phòng nghiên cứu G-10 tại Credit Agricole.
Thị trường đang hành xử phụ thuộc vào những kích thích của ngân hàng trung ương. Triển vọng về GBP vẫn phụ thuộc vào giá hàng hóa và tâm lý rủi ro. Điều này đảm bảo một quan điểm thận trọng hơn sau cuộc họp của Fed.
Các nhà khoa học hàng đầu Vương quốc Anh cho biết chính phủ đã gây ra một loạt thất bại trong việc xử lý khủng hoảng virus, khiến thủ tướng Boris Johnson chịu áp lực trên truyền hình trực tiếp.
Dưới đây là những gì Trump và Borris muốn đạt được sau thỏa thuận thương mại
Chỉ số giá nhà ở Anh có thể giảm 32%, thấp hơn ước tính của các nhà kinh tế là -24%
Trái phiếu:
Vào lúc 16h, theo giờ Việt Nam, Anh sẽ bán 3.25 tỷ bảng anh trái phiếu, lãi suất 1%, đáo hạn năm 2024
Vào lúc 17h, theo giờ Việt Nam, 3.25 tỷ bảng Anh giá trị trái phiếu sẽ được bán, lãi suất 0.125%, đáo hạn năm 2028
Phân tích kỹ thuật
Chỉ báo RSI (9 ngày) đang cho thấy một tín hiệu bán và mô hình 2 đỉnh (double – top) đang được chú ý.
Kháng cự thứ nhất: 1.2755, mức cao nhất trong phiên
Hỗ trợ thứ nhất: 1.2643 – 48, mức cao nhất trong 14 ngày từ 30/4
EUR/GBP sẽ tăng trên đường trung bình động 21 ngày, khi những động thái tăng giá nhẹ xuất hiện
Kháng cự thứ nhất 0.8966
Hỗ trợ thứ nhất: 0.8936, là đường trung bình động 21 ngày.
Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu vốn đã bất ổn, những diễn biến chính sách gần đây từ Washington đang tạo ra một "bài kiểm tra sức chịu đựng" chưa từng có cho hệ thống tài chính Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Âu khởi đầu tháng mới với sắc xanh lan rộng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, trong bối cảnh kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tiếp thêm động lực cho tâm lý rủi ro toàn cầu.
Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.