​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á

​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:29 01/06/2021

Đồng Baht của Thái Lan là đồng tiền suy yếu nhiều nhất tại Đông Nam Á trong năm nay và dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy lý do tại sao đồng Baht sẽ giữ danh hiệu đó trong một thời gian dài nữa.

​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á
​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á

Đồng tiền này thường nhận được sự hỗ trợ từ thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan, nhưng điều đó nay đã trở thành một “cơn gió ngược chiều”. Thái Lan đã ghi nhận tháng thâm hụt tài khoản vãng lai thứ 6 liên tiếp với tháng 4 có mức thâm hụt lớn nhất kể từ tháng 5 năm 2014. Xu hướng này có thể tiếp tục, ít nhất là trong ngắn hạn, với du lịch vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid.

Đồng Baht cũng sẽ tìm thấy rất ít hỗ trợ từ dòng vốn nước ngoài vào thị trường cổ phiếu của các quốc gia đang tìm kiếm sự phục hồi trong nền kinh tế. Bộ phận sản xuất của nền kinh tế cũng không khả quan hơn với PMI tháng 5 ở mức 47.8 so với 50.7 trước đó.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan vào ngày 19 tháng 5 cảnh báo nền kinh tế Thái Lan sẽ mở rộng với "tốc độ thấp hơn nhiều" do đợt bùng phát thứ 3 và sự tiếp diễn của các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ và phối hợp chính sách sẽ rất quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế. Do đó, có thể hơi ngạc nhiên khi đà bán ròng cổ phiếu của quốc gia này do các quỹ toàn cầu đã vượt quá 1 tỷ USD chỉ trong tháng 5.

Việc vượt qua đồng Ringgit của Malaysia là hy vọng tốt nhất của đồng Baht để thoát khỏi vị trí cuối bảng xếp hạng trong khu vực, nhưng ngay cả điều đó cũng khó xảy ra. Trong khi đồng Ringgit đang bị đè nặng bởi lệnh phong tỏa kéo dài 2 tuần của Malaysia, nó vẫn đang tìm thấy sự hỗ trợ từ xuất khẩu đang tăng mạnh của quốc gia này.

David Finnerty, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Dù chính sách dưới thời Trump có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, nền tảng vững chắc về năng suất, vốn và công nghệ vẫn giúp duy trì khoảng cách tăng trưởng vượt trội so với châu Âu. Trong khi đó, châu Âu dù có dấu hiệu cải thiện, vẫn đối mặt với những giới hạn cấu trúc và rào cản cải cách khiến khả năng bắt kịp Mỹ trong trung hạn là rất thấp.
Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện đang triển khai những biện pháp tinh vi nhằm né tránh thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành thông qua việc chuyển hàng qua các quốc gia thứ ba để che đậy nguồn gốc xuất xứ thật.
Dầu thô chìm sâu sau quyết định của OPEC+, hợp đồng tương lai chứng khoán giảm điểm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dầu thô chìm sâu sau quyết định của OPEC+, hợp đồng tương lai chứng khoán giảm điểm

Giá dầu lao dốc trong phiên giao dịch đầu phiên sau khi OPEC+ thông qua kế hoạch tăng cường sản lượng mạnh mẽ trong cuối tuần, góp phần đẩy mạnh nguồn cung toàn cầu. Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận phiên mở cửa ảm đạm trong bối cảnh nhiều thị trường lớn đóng cửa nghỉ lễ.
Thị trường đang "bỏ ngoài tai" lời kêu gọi hạ lãi suất của Trump
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường đang "bỏ ngoài tai" lời kêu gọi hạ lãi suất của Trump

Chỉ 15 phút sau khi báo cáo việc làm tháng 4 được công bố vào sáng thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng tận dụng số liệu tăng trưởng việc làm vượt kỳ vọng để gia tăng sức ép lên Chủ tịch Fed Jerome Powell, khẳng định không còn lý do gì để trì hoãn các đợt cắt giảm lãi suất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ