6 lý do tại sao bạn nên lo ngại về thị trường chứng khoán vào tháng 9!

6 lý do tại sao bạn nên lo ngại về thị trường chứng khoán vào tháng 9!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

10:16 09/09/2021

Chuyên gia Jim Cramer của CNBC cho biết ông nhận thấy một số yếu tố đáng lo ngại có khả năng góp phần vào sự biến động của thị trường trong tháng 9, ngoài thực tế đây là một tháng khó khăn trong lịch sử đối với thị trường chứng khoán.

Đây là điều mà người dẫn chương trình "Mad Money" lo ngại:

1. Các công ty thông báo trước sự tiêu cực

Trong tuần này, ba công ty - nhà sản xuất sơn PPG Industries và Sherwin-Williams, cũng như công ty xây dựng nhà PulteGroup - đã đưa ra thông báo trước về lợi nhuận các quý hiện tại của họ, cảnh báo rằng các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi phí nguyên vật liệu đang gây ra những thách thức có thể dẫn đến những báo cáo tồi tệ hơn kết quả mong đợi.

Tuy nhiên ông Cramer cho rằng: "Tin tốt ư? Không có cổ phiếu nào của họ bị sập hoàn toàn vì nhu cầu vẫn ở trạng thái tốt. ... Họ vẫn đang kinh doanh.” "Còn tin xấu ư? Những vấn đề về nguồn cung này, chúng sẽ không biến mất!”

2. Fed

Ông Cramer cho biết, áp lực lên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell về việc phải thay đổi lập trường của mình rằng “áp lực lạm phát chỉ là tạm thời” có thể gia tăng trong suốt tháng 9.

Mặc dù quan điểm đó là lý do tại sao chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh của Fed vẫn được duy trì, ông cho rằng “sau những thông báo trước, mỗi lần bạn nghe về chi phí thô tăng thì bạn cũng phải tự hỏi liệu lạm phát có dai dẳng hơn họ nghĩ không?”

Tăng lãi suất sẽ là “thần dược” để giảm lạm phát, Cramer bình luận. "Nhưng họ làm điều đó bằng cách “phá hủy” nhu cầu và điều đó làm báo cáo lợi nhuận yếu đi, từ đó khiến các cổ phiếu sụt giảm."

3. Lợi suất cao hơn

“Nếu lợi suất TPCP tăng cao hơn, điều đó sẽ tạo ra nhiều cạnh tranh hơn cho các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao. Hiện tại, không có nhiều cổ phiếu được mua vào bởi lợi suất của chúng và thậm chí còn ít hơn nếu lợi suất TPCP tăng lên.” ông Cramer nói.

4. Quốc hội

Người dẫn chương trình "Mad Money" cho biết có một “con dao hai lưỡi” liên quan đến việc đảng Dân chủ muốn thông qua gói ngân sách trị giá 3.5 nghìn tỷ USD của họ.

Mức chi tiêu đó chắc chắn sẽ tạo ra việc làm và “thúc đẩy nền kinh tế”, Cramer nhận định, nhưng nó đến vào thời điểm đã có hơn 10 triệu cơ hội việc làm ở Mỹ, kết quả là tiền lương có thể sẽ tăng lên khi các công ty đấu tranh giành người lao động. "Đây sẽ là điều tích cực nếu bạn làm việc để kiếm sống nhưng tiêu cực nếu bạn sở hữu cổ phiếu."

“Tuy nhiên, nếu gói kích thích lớn đó bị từ bỏ, các nhà đầu tư đang phụ thuộc vào nó sẽ thật sự thất vọng. Nếu không có gói kích thích này thì các chu kỳ tăng giá mới của cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng.”, theo ông Cramer.

5. Cổ phiếu mới tung ra thị trường

Ông Cramer cho biết: Các công ty mới ra công chúng thông qua các công ty mua lại có mục đích đặc biệt hoặc hoạt động IPO truyền thống đang bổ sung thêm nguồn cung cổ phiếu cho thị trường, có thể coi như “tấm chăn ướt dập tắt ngọn lửa của người mua”.

“Tất nhiên, chu kỳ IPO này cuối cùng cũng sẽ diễn ra giống như họ vẫn làm: với một đợt bán tháo làm giảm tất cả giá cổ phiếu xuống mức hấp dẫn hơn. Chúng ta dường như không thể ngăn hoạt động này."

6. Rủi ro địa chính trị

Cramer cho biết ông vẫn lo ngại về Trung Quốc và sự khó đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình, đặc biệt là liên quan đến Đài Loan, nơi vốn đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

“Chốt lại: Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong số này, nhưng không phải tất cả cùng một lúc — và cổ phiếu gần như chắc chắn sẽ giảm giá trong tháng 9.” ông Cramer kết luận.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.