XAU/USD: Vàng "gãy" trendline ngắn hạn nhưng chưa vội giảm sâu. Phục hồi do cân bằng hay là để giảm tiếp?

XAU/USD: Vàng "gãy" trendline ngắn hạn nhưng chưa vội giảm sâu. Phục hồi do cân bằng hay là để giảm tiếp?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

21:23 27/05/2024

Giá vàng (XAU/USD) mở đầu tuần giao dịch với sắc xanh sau cú lao dốc mạnh trong tuần qua, phục hồi khoảng 25 USD từ mức thấp trong ngày là 2,332 USD lên giao dịch quanh 2,357 USD tại thời điểm viết bài.

Thị trường vẫn đang chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố trong những ngày tới, có thể tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ tại Anh và Mỹ.

Tuần trước, vàng đã trải qua một cú sụt giảm mạnh từ đỉnh lịch sử mới 2,450 USD xuống mức thấp 2,325 USD, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi trong kỳ vọng về lộ trình lãi suất của Fed.

Dữ liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự kiến ​​đã khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về thời điểm Fed hạ lãi suất. Khả năng Fed giảm lãi suất 25 bps vào cuộc họp tháng 9 hiện chỉ còn 49%, theo CME Fedwatch, so với mức 65% vào tuần trước. Việc duy trì lãi suất ở mức cao được xem là bất lợi cho vàng vì sẽ làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ kim loại quý này.

Phân tích kỹ thuật

Sau cú giảm mạnh, giá vàng hiện đang cho thấy sự hồi phục. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của vàng vẫn được đánh giá là tiêu cực do đợt bán tháo tuần trước đã đẩy giá xuống dưới đường trendline tăng kéo dài từ chân sóng tháng 3. Do đó, các nhà đầu tư được khuyến nghị ưu tiên các vị thế bán khống hơn là mua vào đối với vàng trong ngắn hạn.

Trên biểu đồ 4H, vàng được dự báo sẽ dao động trong kênh giá tăng nhỏ (hai đường kẻ song song màu đỏ) và sẽ giảm trở lại khi chạm đường biên trên của kênh. Thậm chí, xu hướng giảm này có thể tiếp tục với mô hình giá "Bear Flag”. Nếu kịch bản này xảy ra, giá vàng có thể giảm mạnh xuống ít nhất 2,300 USD, thậm chí là sâu hơn nữa nếu thủng mức thấp 2,325 USD của ngày 24/05.

Việc đường trendline tăng bị phá vỡ vào tuần trước cho thấy khả năng giá sẽ tiếp tục giảm. Mục tiêu thận trọng cho đợt giảm tiếp theo là 2,303 USD, tương ứng mức mở rộng Fibonacci 0.618 của đợt giảm trước khi phá vỡ, đo từ 2,435 USD xuống 2,355 USD. Trong trường hợp xấu hơn, vàng có thể giảm xuống 2,272 USD, tương ứng mức mở rộng Fibonacci 100%, tức bằng với đợt giảm vừa nêu trên. Mức giá này cũng là ngưỡng hỗ trợ được tạo bởi đáy của ngày 03/05. Việc thủng mức thấp 2,325 USD sẽ là yếu tố xác nhận cho nhịp giảm sâu hơn.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD đang cho thấy khả năng tăng giá. Nếu đường MACD cắt qua đường tín hiệu thành công, đây sẽ là tín hiệu mua và có thể biến nhịp phục hồi hiện tại thành một nhịp tăng mới.

Về xu hướng trung và dài hạn, vàng vẫn được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, diễn biến giá hiện tại không ủng hộ mấy cho kịch bản phục hồi trong ngắn hạn. Để xác nhận xu hướng tăng trở lại, giá vàng cần có một nhịp phá vỡ dứt khoát trở lại phía trên đường trendline tăng vào khoảng 2,360 USD. Một nến tăng dài màu xanh lá cây hoặc ba nến xanh lá cây liên tiếp sẽ là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi và đảo ngược xu hướng giảm ngắn hạn.

XAU/USD đồ thị 4H

XAU/USD đồ thị ngày

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ

Thị trường ngoại hối khởi đầu tuần mới với biến động thấp và thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, song những diễn biến chính trị vẫn đang chi phối một số đồng tiền thuộc nhóm G10. Đồng USD hiện là đồng tiền yếu nhất, trong khi đồng CAD dù phục hồi nhẹ sau mức đáy cuối tuần vẫn chịu áp lực. Đồng JPY dẫn đầu nhờ dòng tiền trú ẩn, trong khi đồng NZD và AUD ghi nhận mức tăng nhẹ.
Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng mạnh vào thứ Sáu, ngày 27/6, bất chấp những lo ngại tái xuất hiện về nguy cơ đình lạm. Chỉ số lạm phát PCE lõi trong tháng 5 tăng lên 2.7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức 2.6% của tháng 4 và dự báo thị trường), trong khi chi tiêu cá nhân giảm -0.1% so với tháng trước — mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1, phản ánh ảnh hưởng của thuế quan và sự bất định kinh tế tới nhu cầu tiêu dùng.
Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI sản xuất của NBS Trung Quốc tăng nhẹ lên 49.7 vào tháng 6, nhưng lĩnh vực này vẫn trong tình trạng suy thoái. Nhu cầu bên ngoài vẫn yếu, với các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng thứ 14 liên tiếp. Lĩnh vực dịch vụ mở rộng hơn nữa khi PMI phi sản xuất của NBS tăng từ 50.3 lên 50.5 vào tháng 6.
Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu

Xung đột tại Trung Đông từng củng cố vị thế của USD như một tài sản trú ẩn an toàn, nhưng giờ đây, chính yếu tố này lại đang khiến đồng bạc xanh suy yếu. Mối tương quan nghịch giữa USD và các chỉ số chứng khoán Mỹ, trong bối cảnh tâm lý rủi ro toàn cầu được cải thiện, đã đẩy chỉ số USD xuống mức thấp nhất trong ba năm. Nhà đầu tư xem thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran như dấu chấm hết cho "Cuộc chiến 12 ngày", và đang đẩy mạnh mua vào cổ phiếu.
Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần

Khẩu vị rủi ro toàn cầu tiếp tục vững vàng trước thềm cuối tuần, khi cả S&P 500 và NASDAQ đêm qua đều tiến sát mức đỉnh kỷ lục. Các thị trường châu Á nối tiếp xu hướng tích cực này, với chỉ số Nikkei của Nhật Bản lần đầu tiên vượt mốc biểu tượng 40.000 điểm, tiếp nối đà tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào AI và kết quả lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy

Đợt phục hồi hai ngày liên tiếp trên thị trường chứng khoán Mỹ đang có dấu hiệu hụt hơi, khi giới đầu tư chuyển sự chú ý sang dữ liệu kinh tế sắp công bố, định hướng chính sách của Fed và diễn biến liên quan đến thuế quan. Đặc biệt, thời hạn 90 ngày tạm hoãn áp thuế toàn cầu của Nhà Trắng (trừ Trung Quốc) sẽ kết thúc vào ngày 9/7.
Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO

Đồng USD tiếp tục suy yếu trong phiên Á, giảm xuống đáy nhiều năm, hiệu suất yếu hơn nhiều so với EUR và GBP. Áp lực giảm hiện tại chủ yếu tập trung vào các đồng tiền chủ chốt châu Âu. Động lực mới nhất đến từ cam kết tài khóa mạnh mẽ của các đồng minh NATO, khi họ đồng ý nâng gấp đôi mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP vào năm 2035, động thái được xem là cú hích dài hạn cho kinh tế và thế trận an ninh châu Âu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ