Vị thế của USD sẽ lung lay trong năm 2023?

Vị thế của USD sẽ lung lay trong năm 2023?

16:36 26/12/2022

Cái gì tăng thì phải giảm - USD đã có một năm 2022 tuyệt vời với cái giá phải trả là rủi ro thương mại và tăng trưởng toàn cầu. Bất chấp địa chính trị thay đổi, đồng bạc xanh vẫn được sử dụng trong hầu hết các hóa đơn toàn cầu, khiến giá trị cao hơn của đồng tiền trở thành gánh nặng.

Sang đến năm 2023, lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài đà giảm, gây áp lực nới lỏng lên Fed. Sự thay đổi rõ ràng nhất có thể phải chờ sang mùa xuân nhưng đây là bước tạo đà cho xu hướng tăng dài hạn của các đồng tiền khác.

Tuy nhiên, không phải mọi đồng tiền đều bình đẳng và trong khi USD đang suy yếu, sẽ có những kẻ thắng và người thua.

1. JPY

Nhật Bản là quốc gia phát triển duy nhất giữ nguyên lập trường chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong khi các nước khác liên tục tăng lãi suất. Các biện pháp can thiệp hỗ trợ JPY không có tác động rõ rệt và thậm chí gây tốn kém cho dự trữ ngoại hối của nước này. Với việc lạm phát bắt đầu lan đến Nhật Bản, BoJ có thể sẽ phải tăng lãi suất từ mức âm và từ bỏ kiểm soát đường cong lợi suất.

Việc thắt chặt có thể phải đợi cho đến khi Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda hết nhiệm kỳ vào tháng Tư. Tuy nhiên, những suy đoán này có thể buộc ngân hàng thay đổi hướng đi sớm hơn. Các trader có thể đổ tiền vào đồng Yên trước khi ông nghỉ hưu, khiến JPY đảo chiều đáng kể sau khi giảm rất sâu trong năm 2022.

Thống đốc mới của BoJ cũng có thể chần chừ trong việc tăng lãi suất, vốn khó có khả năng vượt quá 1%. Tuy nhiên, lãi suất hoàn toàn có thể vượt mức âm. Ngân hàng trung ương cứng đầu nhất từ bỏ chính sách siêu nới lỏng cũng là tín hiệu cho các ngân hàng trung ương khác thay đổi hướng đi.

Suy đoán về chính sách của BoJ sẽ tiếp tục là yếu tố chi phối JPY, nhưng lần này sẽ theo hướng tăng.

2. AUD

Cũng như việc Fed thay đổi quan điểm về lãi suất, Trung Quốc mở cửa trở lại hỗ trợ nền kinh tế sớm muộn sẽ xảy ra và những gì tốt cho Trung Quốc cũng tốt cho Úc (và AUD) do Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nguyên liệu thô lớn nhất của Úc. Việc Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba cho phép ông hướng tới việc nhập khẩu vắc xin mRNA và đưa ra nhiều kích thích kinh tế hơn.

Ngay cả khi việc tái mở cửa của Trung Quốc vẫn thiếu trật tự và chưa mạch lạc, thông điệp dành cho các thị trường vẫn rất rõ ràng rằng Trung Quốc đã sẵn sàng trở lại.

Trung Quốc đang không ngừng quyết tâm thay đổi, loại bỏ các hạn chế Covid và hỗ trợ các lĩnh vực đang gặp khó khăn, đặc biệt là bất động sản. Đây là một tin tốt cho Úc. Úc được hưởng lợi nhờ vai trò là nhà xuất khẩu kim loại cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hơn nữa, AUD cũng có tương quan dương thị trường chứng khoán toàn cầu, nên cũng sẽ được hỗ trợ bởi việc Fed nới lỏng chính sách.

3. EUR

EUR đã chịu nhiều đau đớn trong năm 2022 do cuộc chiến của Nga ở Ukraine, dẫn đến chi phí năng lượng tăng vọt và niềm tin suy giảm. Tuy nhiên, EU đã chứng tỏ được khả năng ổn định năng lượng và chính trị của mình.

Cuộc chiến vẫn sẽ là yếu tố chi phối chính. Chiến tranh kết thúc, giá khí đốt sẽ giảm sâu và không còn lo ngại leo thang nữa. Tuy nhiên, không thể chỉ hy vọng vào điều này.

Nếu chiến tranh vẫn kéo dài nhiều tháng tới, suy thoái kinh tế chỉ là vấn đề thời gian. Việc đảm bảo khí đốt cho mùa đông tới sẽ rất tốn kém, buộc Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải tạm dừng tăng lãi suất và tiếp tục hỗ trợ nước Ý thông qua thị trường trái phiếu.

Lục địa già đang đứng vững trước những viễn cảnh u ám nhất, đặc biệt là trên mặt trận chính trị, nhưng sự phục hồi của EUR có thể sẽ gặp trở ngại.

4. NZD

New Zealand, vốn đang gặp khó khăn với thị trường nhà ở, đang bị giằng xé giữa chi phí sinh hoạt giảm và nhu cầu tăng từ Trung Quốc. So với Úc, New Zealand ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn, giúp NZD vượt qua cơn bão năm 2022 tốt hơn, nhưng cũng khiến đồng tiền rơi vào tình thế kém thuận lợi hơn vào năm 2023.

Một trong những lợi thế của NZD là được hỗ trợ bởi một ngân hàng trung ương diều hâu. Nhưng đây là một con dao hai lưỡi. Quốc đảo này tất nhiên sẽ phải chịu suy thoái, mặc dù việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng hỗ trợ giảm bớt phần nào khó khăn cho nước này.

NZD có thể sẽ ít nhạy cảm hơn với thị trường chứng khoán toàn cầu vào năm 2023. Thị trường nhà ở tại New Zealand sẽ là yếu tố chi phối đồng Kiwi.

5. CAD

CAD có thể được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng nhưng lại bị cản trở bởi bong bóng nhà đất. Những khó khăn do giá nhà cao tại Canada do đại dịch và nhu cầu từ Mỹ suy yếu lớn hơn nhiều so với những lợi ích từ xuất khẩu dầu.

Điều cũng có thể gia tăng nghi ngờ về danh hiệu đồng tiền hàng hóa của CAD. Tương quan giữa giá dầu và CAD sẽ giảm dần, với sức mạnh kinh tế Mỹ và Fed sẽ có tác động lớn hơn đến đồng Loonie. Khoảng 75% hàng hóa của Canada được xuất khẩu sang láng giềng phía nam.

Bong bóng nhà đất tại Toronto, Vancouver và những nơi khác đang bắt đầu vỡ, tuy nhiên điều này đã được phản ánh vào giá tương đối nhiều, do BoC cũng đã thừa nhận vấn đề.

6. GBP

Tân thủ tướng Anh Rishi Sunak có thể có năng lực hơn ba người tiền nhiệm, nhưng lùm xùm chính trị tại đây còn lâu mới kết thúc.

Chính phủ sẽ phải chọn hướng đi của mình - giữa những người đình công và cử tri đang nổi giận, hay thị trường trái phiếu? Cùng với đó là một ngân hàng trung ương nhu nhược và vấn đề Brexit. Chắc chắn Bảng Anh sẽ gặp khó so với các đồng tiền chính còn lại.

Brexit sẽ trở lại là một yếu tố chi phối chính với GBP. Liệu Thủ tướng Rishi Sunak sẽ đạt được thỏa thuận với EU? Giọng điệu hòa giải hơn của ông đầy hứa hẹn, nhưng các thành viên của nghị viện Anh luôn có thể chống lại ông. Chìa khóa để GBP tăng vẫn nằm ở những người kiên quyết về Brexit và đó không phải điềm tốt.

7. USD

USD suy yếu sẽ không chỉ giúp cả thế giới mà cả nước Mỹ: Giúp lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, khuyến khích sản xuất trong nước và hỗ trợ xuất khẩu.

Nguyên nhân chính cho việc USD suy yếu có thể là việc làm giảm trong hai tháng liên tiếp. Nhìn vào những còn số kém khả quan ngoài Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) có thể chuyển trọng tâm từ lạm phát sang thị trường lao động, cho phép lãi suất giảm.

Câu chuyện chính trong năm tới có thể nhanh chóng chuyển từ lạm phát sang suy thoái. Trong khi Fed khẳng định sẽ giữ lãi suất cao vào năm 2023, những cam kết đó có thể sớm phải đối mặt với thực tế. Và vào năm 2022, ngân hàng đã tăng lãi suất gấp 5 lần so với ước tính 0.90%.

Thị trường trái phiếu đang cho rằng Fed sẽ không giữ lời, với lợi suất khắp các kỳ hạn đều đã giảm cuối năm nay. Fed nói rằng sẽ đi theo dữ liệu, và dữ liệu sẽ sớm thách thức lập trường của họ.

Như đã đề cập ở trên, điều tốt của một cuộc suy thoái là Fed sẽ phải nhanh chóng xoay trục, khiến cuộc suy thoái này không sâu và không kéo dài

Và tin xấu đối với USD là tin tốt cho thế giới.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Jefferies: Ba ngành nên đầu tư và hai ngành nên tránh khi tăng trưởng GDP của Mỹ xuống dưới 2%

Theo Jefferies, các nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu trong các lĩnh vực y tế, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng không thiết yếu khi tăng trưởng kinh tế chậm lại dưới 2%, đồng thời tránh các lĩnh vực năng lượng và dịch vụ viễn thông, vốn có xu hướng hoạt động kém hiệu quả.
Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ