Vàng suy yếu khi nỗi lo Omicron bị lu mờ bởi triển vọng thắt chặt của Fed

Vàng suy yếu khi nỗi lo Omicron bị lu mờ bởi triển vọng thắt chặt của Fed

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

09:42 06/01/2022

Vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp trước lập trường diều hâu từ Cục Dự trữ Liên bang làm lu mờ rủi ro địa chính trị và chủng Omicron.

Vàng trượt giá khi Fed Diều Hâu hơn đe dọa từ Omicron!
Vàng trượt giá khi Fed Diều Hâu hơn đe dọa từ Omicron!

Theo biên bản cuộc họp tháng Mười Hai của Fed, kinh tế Mỹ mạnh lên và lạm phát tăng cao có thể dẫn đến việc tăng lãi suất sớm hơn và nhanh hơn, với một số nhà hoạch định chính sách cũng ủng hộ việc bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán. Lợi suất trái phiếu 10 năm chạm mức cao nhất kể từ tháng 4, gây áp lực lên giá vàng.

Tuy vậy, vàng không giảm quá mạnh, một phần do chủng Omicron vẫn hạn chế di chuyển, làm rối loạn chuỗi cung ứng và đe dọa tăng trưởng ở Trung Quốc, vốn đang phong tỏa nhiều thành phố theo chính sách “không Covid”. Thêm nữa, nguy cơ Nga xâm lược Ukraine cũng đang hỗ trợ vàng.

Nicholas Frappell, tổng giám đốc toàn cầu của ABC Bullion cho rằng “thông điệp từ cuộc họp của Fed có vẻ đang cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách đang xem xét thu hẹp bảng cân đối kế toán nhanh hơn so với các đợt bình thường hóa chính sách trước đó và cũng khá thoải mái rằng việc giảm nhanh sẽ không tạo ra bất ổn." Hơn nữa, ông Nicholas cũng chia sẻ rằng “vàng đã giữ giá rất tốt dù lợi suất thực tăng mạnh và điều này có lẽ phản ánh mức độ rủi ro địa chính trị”.

Giá vàng giảm 0.1% xuống $1,808.59/ounce vào lúc 9:02 sáng tại Singapore sau khi giảm 0.2% phiên thứ Tư. Chỉ số đô la Bloomberg đi ngang. Trong khi đó, bạc, bạch kim và palladium đều giảm.

Trong năm 2021, vàng giảm lần đầu tiên sau ba năm do kỳ vọng thắt chặt chính sách, và phần lớn đã được phản ánh vào giá. Các traders sẽ để mắt tới báo cáo việc làm NFP công bố vào thứ Sáu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Thị trường hàng hóa: Động thái tăng nguồn cung của OPEC+ bị phớt lờ, Trung Quốc tiếp tục tích lũy vàng, Mỹ được mùa ngô

Giá dầu tăng bất chấp quyết định tăng sản lượng của OPEC+, nhờ tình trạng cung ứng ngắn hạn vẫn thắt chặt và căng thẳng địa chính trị ở Biển Đỏ. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục mua vàng tháng thứ tám liên tiếp, còn dự trữ thép và sản lượng ở nước này đều giảm do nhu cầu yếu. Ở Mỹ, vụ mùa ngô diễn biến tích cực với kỳ vọng nguồn cung kỷ lục, kéo theo vị thế bán ròng tăng mạnh từ giới đầu cơ.
Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu điều chỉnh nhẹ do lo ngại thuế quan Mỹ và sản lượng OPEC+ tăng

Giá dầu giảm trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ và mức tăng sản lượng cao hơn dự kiến của OPEC+ trong tháng 8. Dù triển vọng tiêu thụ tại Mỹ vẫn tích cực, những bất ổn về thương mại và nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên thị trường năng lượng.