USD/JPY lao dốc sau khi BOJ có động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối

USD/JPY lao dốc sau khi BOJ có động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

16:52 22/09/2022

USD/JPY biến động trong phạm vi 350 pip trong vòng chưa đầy một giờ. Trước đó, BoJ có động thái can thiệp thị trường ngoại hối lần đầu tiên kể từ 1998!

USD/JPY lao dốc sau động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối của Nhật Bản!
USD/JPY lao dốc sau động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối của Nhật Bản!

Đồng Yên Nhật biến động mạnh trong phiên châu Âu khi thị trường phản ứng với thông tin BoJ can thiệp vào thị trường ngoại hối, (mua đồng Yên và bán đô la Mỹ). Nếu các báo cáo là đúng, thì đây là lần đầu tiên BoJ can thiệp vào thị trường kể từ tháng 6/1998.

Đầu ngày hôm nay, BoJ đã giữ nguyên lãi suất như dự kiến. Thống đốc BoJ nói rằng ngân hàng trung ương sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo, đồng thời nói thêm rằng BoJ sẽ không tăng lãi suất trong thời gian tới. Mặc dù BOJ giữ lãi suất thấp, có vẻ như họ đã đủ lo lắng về sự suy yếu của đồng Yên với mốc 145.00 dường như là giới hạn. Đầu ngày hôm nay, quyết định chính sách tiền tệ của BoJ không đưa ra bất kỳ gợi ý nào về sự can thiệp ngoại hối. Chính động thái này làm tăng thêm sự biến động hiện tại.

Tỷ giá USD/JPY đã giao dịch trong phạm vi 350 pip ở Châu Âu, nhiều hơn gấp đôi phạm vi giao dịch bình thường theo chỉ báo ATR 14 ngày. Có vẻ như đã đến lúc BoJ giành lại quyền kiểm soát tiền tệ.

BIỂU ĐỒ KHUNG M5 CỦA USD/JPY


Daily FX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Không thể có giải pháp nhanh chóng nào cho rạn nứt thương mại Mỹ - Trung
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Không thể có giải pháp nhanh chóng nào cho rạn nứt thương mại Mỹ - Trung

Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào tình trạng đình trệ nghiêm trọng, với mức thuế cao ngất ngưởng, khiến việc phục hồi không dễ dàng. Mặc dù có thể đạt được một số thỏa thuận giảm thuế, nhưng mức thuế vẫn sẽ cao hơn nhiều so với đầu năm và sẽ không thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề cơ bản gây căng thẳng giữa hai nền kinh tế này. Những thay đổi lâu dài về mô hình tăng trưởng, cạnh tranh chiến lược và các vấn đề địa chính trị sẽ là rào cản lớn trong việc đạt được một thỏa thuận toàn diện.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ