Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo ồ ạt, thị trường gióng lên hồi chuông cảnh báo

Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo ồ ạt, thị trường gióng lên hồi chuông cảnh báo

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:45 09/04/2025

Làn sóng bán tháo trái phiếu lan rộng khi các quỹ phòng hộ buộc phải tháo chạy, đẩy lợi suất lên mức chưa từng thấy kể từ năm 1981. Cuộc khủng hoảng thanh khoản do chính sách thuế quan Mỹ châm ngòi đang làm lung lay vị thế “tài sản trú ẩn” của trái phiếu chính phủ Mỹ. Giới đầu tư toàn cầu bắt đầu đặt dấu hỏi lớn về vai trò cốt lõi của trái phiếu Mỹ trong hệ thống tài chính thế giới.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, phản ánh làn sóng tháo chạy khỏi cả những tài sản an toàn nhất. Đợt bán tháo này xuất phát từ cuộc khủng hoảng niềm tin do chính sách thuế quan của Mỹ gây ra, khiến thị trường toàn cầu chao đảo và giới đầu tư buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi tiền mặt.

“Lúc này, yếu tố cơ bản không còn nhiều ý nghĩa. Tâm điểm hiện tại là vấn đề thanh khoản,” Jack Chambers, chiến lược gia cấp cao về lãi suất tại ANZ ở Sydney, nhận định.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm – vốn được xem là chuẩn mực an toàn toàn cầu – đã bật tăng mạnh, vượt mốc 4.5% tại một thời điểm. Các quỹ phòng hộ, vốn vay đòn bẩy để đặt cược vào chênh lệch nhỏ giữa giá trái phiếu giao ngay và hợp đồng tương lai, đã buộc phải bán ra hàng loạt, đặc biệt với các kỳ hạn dài.

Diễn biến này diễn ra ngay cả khi kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất đang gia tăng. Trong một dấu hiệu khác của sự rối loạn thị trường, đồng USD lại suy yếu so với đồng euro và yen Nhật.

Trước tình hình này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Bộ Tài chính và Cơ quan giám sát tài chính nước này đã triệu tập một cuộc họp khẩn để thảo luận và xoa dịu đà bán tháo.

Tại thời điểm lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm chạm mức 4.41%, con số này đã tăng thêm 16 bps trong phiên châu Á và tăng hơn 50 bps so với mức thấp đầu tuần. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm cũng tăng gần 60 bps chỉ trong ba ngày, vượt ngưỡng 5%. Nếu đà tăng này tiếp tục, đây có thể là đợt bán tháo trái phiếu mạnh nhất kể từ năm 1981.

Không chỉ riêng thị trường Mỹ, Nhật Bản cũng đang chịu áp lực. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 30 năm đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 21 năm.

“Mức biến động hiện nay tương đương với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID,” ông Mark Elworthy, Giám đốc mảng giao dịch trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa tại Bank of America ở Úc nhận định. “Nếu tình trạng biến động như trong 12 đến 24 giờ qua vẫn tiếp diễn, các ngân hàng trung ương có thể sẽ phải sớm can thiệp.”

Căng thẳng leo thang từ giao dịch arbitrage

Tín hiệu cảnh báo đã xuất hiện từ vài ngày trước, khi chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và lãi suất hoán đổi (swap) trên thị trường liên ngân hàng thu hẹp mạnh do áp lực bán tháo trái phiếu gia tăng.

Tâm điểm nằm ở các quỹ phòng hộ, nơi các nhà môi giới bắt đầu siết chặt yêu cầu ký quỹ và hạn chế cấp vốn, buộc các quỹ phải cắt giảm vị thế.

“Khi các nhà môi giới chính yêu cầu bổ sung ký quỹ hoặc từ chối cấp thêm vốn, các quỹ buộc phải bán tháo,” Mukesh Dave, giám đốc đầu tư tại Aravali Asset Management – một quỹ arbitrage toàn cầu có trụ sở tại Singapore, cho biết.

Giao dịch arbitrage – hay còn gọi là basis trade – là chiến lược phổ biến của các quỹ đầu cơ vĩ mô, trong đó họ bán hợp đồng tương lai hoặc trả lãi suất hoán đổi trong khi mua trái phiếu giao ngay bằng vốn đi vay, nhằm kiếm lời từ chênh lệch giá nhỏ.

Tuy nhiên, khi các quỹ đồng loạt thoát vị thế trong tuần này, lợi suất trái phiếu tăng vọt và mất liên kết với lãi suất hoán đổi. Ở kỳ hạn 10 năm, chênh lệch giữa hai mức này đã lên tới 64 bps mức cao nhất từng ghi nhận.

Cùng thời điểm, các mức thuế mới cao nhất trong hơn 100 năm của Mỹ chính thức có hiệu lực, khiến thị trường toàn cầu rung chuyển. Giới phân tích bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò trung tâm của trái phiếu chính phủ Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu.

“Đợt bán tháo này có thể là tín hiệu cho thấy một sự thay đổi lớn – rằng trái phiếu chính phủ Mỹ không còn là nơi trú ẩn tuyệt đối trên thị trường trái phiếu toàn cầu,” Ben Wiltshire, chiến lược gia giao dịch lãi suất G10 tại Citi, nhận định.

Một số chuyên gia cũng cảnh báo dòng vốn nước ngoài có thể chững lại do thay đổi trong thương mại toàn cầu, hoặc tệ hơn – các quốc gia nắm giữ trái phiếu Mỹ như Trung Quốc có thể chuyển sang bán ra.

“Giới đầu tư đang lo ngại rằng Trung Quốc hoặc các nước khác có thể sử dụng việc bán trái phiếu chính phủ Mỹ như một công cụ trả đũa,” Grace Tam, cố vấn đầu tư trưởng tại BNP Paribas Wealth Management ở Hồng Kông, cho biết.

Tốc độ bán tháo cũng là một chỉ báo rõ rệt cho mức độ căng thẳng hiện tại.

“Lợi suất trái phiếu dài hạn hiện đã vượt cả mức trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới – đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang hoảng loạn,” Katsutoshi Inadome, chiến lược gia cấp cao tại Sumitomo Mitsui Trust Asset Management ở Tokyo, nhận xét.

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC

Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ