Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt

Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

16:01 13/05/2025

Một thỏa thuận mới giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm thuế thương mại đang tạo ra cơn sốt vận tải xuyên Thái Bình Dương, với giá cước vận tải container bật tăng khi các doanh nghiệp tranh thủ khoảng “90 ngày vàng” để gấp rút giao hàng trước khi thỏa thuận hết hiệu lực.

Trong những tuần gần đây, căng thẳng thương mại leo thang đã khiến khối lượng giao thương sụt mạnh: xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm 21% trong tháng trước, trong khi nhập khẩu từ Mỹ cũng giảm gần 14%. Tập đoàn vận tải container A.P. Moller-Maersk A/S tuần trước cho biết lượng hàng từ Trung Quốc đi Mỹ trong tháng 4 đã giảm tới 30–40%. Xu hướng giảm này kéo dài sang đầu tháng 5, với số chuyến bay vận tải hàng không đi xuống trong tuần kết thúc ngày 11/5 – ngay trước khi thỏa thuận đình chiến được công bố hôm thứ Hai.

Tuy nhiên, kết quả đàm phán cuối tuần bất ngờ đem lại tín hiệu hạ nhiệt rõ rệt hơn dự đoán, khiến nhu cầu vận chuyển và giá cước lập tức phục hồi – và theo các chuyên gia phân tích, đợt tăng này có thể còn mạnh hơn khi mùa cao điểm vận tải đang tới gần, trong khi nhiều tàu vẫn chưa kịp quay lại tuyến Thái Bình Dương.

Giá cước bật tăng mạnh trước cả khi thỏa thuận được công bố

Theo ghi nhận của Jefferies ngày 13/5, chỉ riêng trong khoảng từ giữa tháng 4 đến nay, giá cước vận tải tuyến xuyên Thái Bình Dương đã tăng từ 2,000 USD lên khoảng 2,500 USD cho mỗi container 40 feet (FEU), khi các nhà cung ứng Trung Quốc bắt đầu quay lại thị trường từ trước khi thỏa thuận được công bố chính thức.

Đợt phục hồi này là tín hiệu tích cực đối với ngành vận tải biển, vốn đang chịu áp lực lớn vì giá cước lao dốc. Chỉ số giá cước container toàn cầu do Drewry công bố tuần trước giảm xuống còn 2,076 USD/FEU – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2023 và tiệm cận điểm hòa vốn của nhiều chuyến vận tải theo giá thị trường.

Theo Jefferies, “Ngành vận tải container đang đứng trước cơ hội cải thiện giá cước đáng kể, nhờ hai yếu tố nền tảng: khối lượng vận chuyển phục hồi và mùa cao điểm bắt đầu – thường rơi vào tháng 7.” Công ty này cũng nhận định, do công suất hiện tại của tuyến Thái Bình Dương khá hạn chế, các hãng tàu đang nắm thế chủ động để đẩy giá lên.

Giá cước vận tải container lao dốc giữa cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

Kỳ vọng về một thỏa thuận dài hạn

Một số doanh nghiệp giao nhận – vốn thường cảm nhận đầu tiên tác động từ biến động thương mại – cho rằng thỏa thuận đình chiến là bước đi đúng hướng.

“Chúng tôi hy vọng đây là nền tảng để hai bên tiến tới một thỏa thuận lâu dài, giúp khách hàng có thể lên kế hoạch ổn định,” đại diện Maersk chia sẻ. “Hiện tại, khách hàng của chúng tôi có 90 ngày với mức thuế giảm, và chúng tôi đang nỗ lực giúp họ tận dụng tốt nhất cơ hội này.”

Thông thường, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bắt đầu năm khá trầm lắng, sau đó tăng mạnh vào mùa hè và đạt đỉnh vào tháng 9, trước mùa lễ hội cuối năm. Tuy nhiên, trong năm 2024, đà giảm vào các tháng sau đã không diễn ra – có khả năng do nhiều doanh nghiệp đẩy nhanh mua hàng trước khi các mức thuế do Tổng thống Donald Trump đe dọa có hiệu lực từ tháng 1.

Dòng chảy thương mại thay đổi, khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng

Theo các chuyên gia, bước tiếp theo trong ngành là giảm bớt các chuyến tàu rỗng (blank sailings) – những hành trình bị hủy hoặc bỏ qua – để tối ưu công suất tàu đã bố trí sẵn trên tuyến Thái Bình Dương. Việc điều tàu từ các tuyến khác quay về có thể mất tới hơn 40 ngày, theo ước tính của Jefferies.

Chuyên gia kinh tế trưởng Lu Ting tại Nomura nhận định: “Nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể đã trì hoãn giao hàng sang Mỹ trong tháng 4, nên việc cắt giảm thuế mạnh lần này sẽ kích hoạt làn sóng xuất khẩu dồn nén quay trở lại.”

Kim ngạch thương mại của Trung Quốc đã lao dốc trước khi đạt thỏa thuận đình chiến

Dữ liệu từ Bộ Giao thông Trung Quốc cũng cho thấy sản lượng hàng hóa xuất khẩu đã giảm mạnh trong các tuần trước khi thỏa thuận được ký kết.

Thỏa thuận Mỹ – Trung nếu được duy trì ổn định sẽ còn làm thay đổi cán cân thương mại của nhiều nước. Trong tháng 3 và 4, xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan đã tăng vọt, kéo theo xuất khẩu từ hai quốc gia này sang Mỹ cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, xu hướng này có thể đảo chiều nếu các doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng thuế nhập khẩu chỉ 30%, thay vì mức cao tới 145% như trước thỏa thuận.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt

Một thỏa thuận mới giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm thuế thương mại đang tạo ra cơn sốt vận tải xuyên Thái Bình Dương, với giá cước vận tải container bật tăng khi các doanh nghiệp tranh thủ khoảng “90 ngày vàng” để gấp rút giao hàng trước khi thỏa thuận hết hiệu lực.
Thương mại toàn cầu biến động, ECB thúc giục đổi mới tư duy điều hành chính sách
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thương mại toàn cầu biến động, ECB thúc giục đổi mới tư duy điều hành chính sách

Trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào vòng xoáy bất định ngày càng sâu sắc, hai thành viên chủ chốt của Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lên tiếng cảnh báo rằng ngân hàng trung ương không nên quá phụ thuộc vào các kịch bản cơ sở truyền thống.
Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng sáng hơn nhờ giảm thuế quan, Dự báo Tâm lý ZEW
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng sáng hơn nhờ giảm thuế quan, Dự báo Tâm lý ZEW

DAX tăng lên 23,601 vào ngày 13/5 khi lệnh tạm dừng thuế quan của Hoa Kỳ - Trung Quốc nâng cao tâm lý toàn cầu; các nhà giao dịch chờ đợi diễn biến thương mại của EU và dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Trump chuyển trọng tâm thương mại sang EU, cảnh báo về các cuộc đàm phán khó khăn có thể ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu được niêm yết trên DAX. Bayer tăng hơn 9% sau khi vượt qua ước tính thu nhập và tái khẳng định triển vọng năm 2025 của mình..
Tăng trưởng tiền lương tại Anh chậm lại khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Tăng trưởng tiền lương tại Anh chậm lại khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

Tốc độ tăng lương tại Anh đang có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi các doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm nhân sự do phải đối mặt với chi phí lao động gia tăng – gồm mức lương tối thiểu mới và thuế lương cao hơn. Đây là tín hiệu rõ rệt cho thấy thị trường việc làm đang yếu đi.
Chỉ số Hang Seng và Nikkei 225: Thị trường phản ứng với việc Mỹ-Trung tạm dừng thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng và Nikkei 225: Thị trường phản ứng với việc Mỹ-Trung tạm dừng thuế quan

Hoa Kỳ và Trung Quốc tuyên bố tạm dừng áp thuế trong 90 ngày, thúc đẩy Phố Wall và xoa dịu nỗi lo về suy thoái kinh tế năm 2025 tại Hoa Kỳ. Chỉ số Hang Seng giảm 1.49% khi Alibaba, JD.com và Baidu dẫn đầu mức lỗ trong các cổ phiếu công nghệ và ô tô. Nikkei 225 tăng 1.80% khi JPY suy yếu, thúc đẩy tâm lý nhà xuất khẩu và các cổ phiếu như Nissan và Sony.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ