Thị trường hàng hóa có tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 1974

Thị trường hàng hóa có tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 1974

17:49 04/03/2022

Các lệnh trừng phạt Nga tác động đến nguồn cung năng lượng, kim loại và ngũ cốc.

Giá các mặt hàng từ dầu thô cho đến nhôm, lúa mỳ tăng mạnh. Hàng hóa thô đang có tuần tăng tốt nhất kể từ năm 1974.

Nga ngày càng bị phương Tây trừng phạt, khiến nguồn cung năng lượng, kim loại và ngũ cốc bị bóp nghẹt, gia tăng lo ngại tình trạng khan cung kéo dài và lạm phát toàn cầu tăng. Các nhà giao dịch, ngân hàng và chủ tàu ngày càng tránh làm ăn với Nga do khó khăn trong thanh toán, các hãng vận tải chọn hủy hoặc không nhận đơn thuê tàu từ khu vực.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng sáng 4/3, giới chức Ukraine cho biết Nga tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia – lớn nhất ở châu Âu. Ngọn lửa tại Zaporizhzhia, miền đông Ukraine, đã được kiểm soát.

Giá dầu WTI tăng gần 5% rồi đảo chiều khi nhà đầu tư đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình hình. Giá dầu vẫn tăng 20% trong tuần này do nhiều bên mua né tránh dầu thô Nga, tạo ra cuộc đua tìm nguồn cung thay thế.

cats-3060-1646387994.jpg

Mức tăng giá của các hàng hóa trong tuần tính đến 13h30 ngày 4/3 giờ Singapore.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo an ninh năng lượng toàn cầu đang bị đe dọa. Kế hoạch xả dầu dự trữ của Mỹ và các nền kinh tế lớn hiện chưa thể xoa dịu lo ngại nguồn cung.

JPMorgan Chase & Co nhận định giá dầu Brent có thể kết thúc năm nay ở 185 USD/thùng nếu nguồn cung từ Nga còn gián đoạn.

Giá lúa mỳ lên cao nhất từ năm 2008 vì lo ngại thiếu cung toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine làm mất khoảng 25% sản lượng xuất khẩu của mặt hàng thiết yếu này. Giá lúa mỳ tương lai trên sàn Chicago tăng kịch biên độ 6,6% lên 12,09 USD/bushel.

Các kim loại cơ bản tăng giá với chỉ số LMEX Metal Index, theo dõi 6 loại hợp đồng chính, lên đỉnh lịch sử hôm 3/3. Giá năng lượng tăng kéo theo hiệu ứng chi phí đẩy. Giá nhôm có lúc tăng 3,6% lên đỉnh mới 3.850 USD/tấn trên sàn giao dịch kim loại London (LME). Giá đồng cũng cận kề đỉnh thời đại.

Giá khí đốt tương lai Mỹ tăng 4,3%, trên đà có tuần tăng thứ ba liên tiếp, nhờ lực cầu từ châu Âu tăng.

Giá quặng sắt tương lai tại Singapore trên đà tăng 15% tuần này, tuần tăng mạnh nhất hơn 3 tháng, trong bối cảnh lực cầu từ Trung Quốc dự báo tăng.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ

Giá vàng giảm gần 1% vào thứ Ba khi các tín hiệu cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang dịu lại đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này để đánh giá triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ