Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau khi cổ phiếu công nghệ Mỹ sụt giảm mạnh

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau khi cổ phiếu công nghệ Mỹ sụt giảm mạnh

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:34 30/12/2024

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch sớm, tiếp nối đà sụt giảm của thị trường Mỹ vào thứ Sáu, với nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà giảm.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã chấm dứt chuỗi tăng điểm 5 phiên liên tiếp khi thị trường Úc suy yếu, cùng lúc đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng chìm trong sắc đỏ. Trái phiếu chính phủ Mỹ gần như đi ngang trong phiên giao dịch sớm sau khi lợi suất tăng vọt tuần trước. Do đang trong kỳ nghỉ lễ cuối năm, thanh khoản thị trường dự kiến sẽ ở mức thấp - điều này có thể khiến biến động giá trở nên mạnh mẽ hơn bình thường.

"Với những tín hiệu không mấy tích cực từ phố Wall, chúng tôi nhận định thị trường chứng khoán châu Á sẽ khởi đầu tuần mới trong tâm lý thận trọng", Chris Weston, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Pepperstone Group, nhận định. "Một lần nữa, thị trường khu vực đang phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư cuối năm còn sót lại, trong khi các nhà quản lý quỹ chủ động có xu hướng giảm thiểu rủi ro, bởi họ không còn nhiều động lực để theo đuổi xu hướng thị trường tại thời điểm này."

Dù đang chịu áp lực giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán châu Á vẫn đang trên đà hoàn tất một năm đầy thành công. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tăng trưởng ấn tượng 7.9% trong năm 2024, được hậu thuẫn bởi chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương và làn sóng đầu tư vào cổ phiếu công nghệ nhờ kỳ vọng về tiềm năng trí tuệ nhân tạo (AI).

Thị trường châu Á khởi sắc song vẫn chưa thể bắt kịp đà tăng của S&P 500

Chỉ số S&P 500 đã sụt giảm 1.1% vào thứ Sáu trong khi Nasdaq 100 lao dốc 1.4%. Mặc dù sắc đỏ bao trùm toàn thị trường, các gã khổng lồ công nghệ lại chịu tác động nặng nề nhất. Điều này xảy ra sau một đợt tăng điểm mạnh mẽ, khi nhóm "Magnificient 7" đóng góp tới hơn một nửa mức tăng của thị trường chứng khoán Mỹ trong năm 2024.

"Ông già Noel đã ghé thăm sớm rồi, bạn không thấy thành quả năm nay ấn tượng sao?" Kenny Polcari, chiến lược gia tại SlateStone Wealth LLC chia sẻ. "Tuần tới là tuần giao dịch ngắn ngày do nghỉ lễ, thanh khoản sẽ thấp, biến động có thể trở nên thái quá. Đây không phải thời điểm thích hợp cho các quyết định đầu tư quan trọng".

Trái phiếu chính phủ Mỹ suy yếu trong tuần trước, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 10 bps lên 4.63%, sau khi Fed phát tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất thận trọng hơn trong năm 2025. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot tăng 0.5%, tiếp tục một năm thăng hoa với động lực đến từ kỳ vọng về các chính sách "Ưu tiên nước Mỹ" của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Đồng USD đang trên đà tỏa sáng với thành tích ấn tượng nhất trong vòng 10 năm qua. Đà tăng của đồng USD được thúc đẩy bởi sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Thêm vào đó, tuyên bố về chính sách tăng thuế từ Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thổi bùng làn sóng bullish về đồng USD.

Tại Trung Quốc, chính phủ vừa công bố thêm một loạt biện pháp kích cầu tiêu dùng tư nhân nhằm hồi phục nền kinh tế trong dịp cuối tuần. Theo Tân Hoa xã, chính quyền trung ương đã yêu cầu các địa phương triển khai các gói hỗ trợ cho người dân đang gặp khó khăn về chi phí sinh hoạt.

Jimmy Carter, vị Tổng thống thứ 39 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã từ trần tại nhà riêng ở Plains, Georgia vào Chủ nhật. Theo truyền thống, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa trong ngày diễn ra quốc tang Tổng thống. Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ quan quản lý sàn giao dịch vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức.

Kỳ vọng vượt trội

Đợt tăng điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm nay đã đẩy kỳ vọng của nhà đầu tư lên cao đến mức có thể trở thành rào cản lớn nhất cho đà tăng trong năm tới. Áp lực này càng nặng nề hơn đối với cổ phiếu công nghệ, xét đến mức tăng trưởng ấn tượng của nhóm này trong năm 2024.

Giới phân tích dự báo ngành công nghệ sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận gần 30% trong năm tới, tuy nhiên tỷ trọng vốn hóa của ngành trong chỉ số S&P 500 cho thấy thị trường đang kỳ vọng con số này có thể lên tới 40%, theo nghiên cứu từ Bloomberg Intelligence.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu giảm nhẹ trong những phiên giao dịch trầm lắng cuối năm, khi các nhà đầu tư tập trung vào triển vọng năm 2025 song vẫn theo sát diễn biến tình hình tại Trung Đông.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC

Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ