Tại sao đồng Dollar tăng trong khi lợi suất đang giảm?

Tại sao đồng Dollar tăng trong khi lợi suất đang giảm?

09:23 24/03/2021

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang giảm dần từ mức đỉnh trong khi đồng Dollar bắt đầu lấy lại sức mạnh của mình. Mối tương quan giữa lợi suất và đồng bạc Xanh đang có dấu hiệu bị phá vỡ và liệu đề xuất tăng thuế có là một lời giải thích thoả đáng cho sự thay đổi này?

Tại sao đồng Dollar tăng trong khi lợi suất đang giảm?
Tại sao đồng Dollar tăng trong khi lợi suất đang giảm?

Tổng thống Joe Biden chưa bao giờ tuyên bố sẽ không tăng bất kỳ khoản thuế nào trong chiến dịch năm 2020 của mình, tuy nhiên, trở lại quá khử về lần đầu tranh cử Tổng thống của Biden vào những năm 80s, ông đã liên tục nhấn mạnh điều này. Tổng thống khi đó, George H. W. Bush, cuối cùng lại thất hứa. Và bây giờ vào năm 2021, việc tăng thuế đang phá vỡ mối tương quan khác, giữa lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng Dollar.

GBP/USD đang giao dịch ở mức thấp nhất trong sáu tuần, trong khi EUR/USD đang gần chạm mức đáy năm 2021 và các đồng tiền hàng hoá cũng đang dần mất sức mạnh. Tất cả điều này xảy ra trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm từ mức cao nhất trên 1.75% xuống mức thấp 1.62%.

Cục Dự trữ Liên bang đã chiếm ánh đèn sân khấu vào tuần trước khi họ cố gắng thuyết phục các thị trường rằng lạm phát chỉ là tạm thời và trấn an mức tăng nhanh của lợi suất. Với việc giữ nguyên chính sách tiền tệ, các thay đổi trong chính sách tài khóa dường như đang phá vỡ thị trường. Các khoản hỗ trợ cuối cùng vẫn chưa đến tay các hộ gia đình Mỹ mà Nhà Trắng lại đang suy xét về một gói kích thích khổng lồ khác trị giá 3 tỷ USD. 

Câu chuyện xoay quanh vấn đề thuế 

Đây sẽ là gói kích thích có quy mô lớn hơn 60% so với gói cứu trợ Covid có tổng trị giá gần 1.9 nghìn tỷ dollar trước đó, nhưng động thái được đề xuất này có một sự khác biệt đáng kể khác - nó được thiết lập dựa trên cơ chế tăng thuế. Theo Jeff Stein của Washington Post, thuế doanh nghiệp sẽ tăng từ 21% lên 28%, thuế thu nhập hàng đầu sẽ tăng từ 37% lên 39.6%, và các đòn bẩy mới sẽ được áp dụng đối với tài sản thừa kế và lợi nhuận đầu tư lớn.

Nếu các khoản trợ cấp mới được lấy nguồn từ một phần thu nhập của người dân thay vì từ hoạt động phát hành thêm trái phiếu, TPCP sẽ không "tràn ngập" thị trường trái phiếu. Về cơ bản, ít trái phiếu hơn có nghĩa là chúng sẽ có giá trị cao hơn - do đó khiến lợi suất bị đẩy xuống thấp hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các trái phiếu dài hạn.

Mặt khác, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu chính phủ, tăng thêm việc làm cho khu vực công và tư nhân, và khả năng khiến lạm phát cũng cao hơn. Nếu nền kinh tế nóng lên trong trung hạn, Cục Dự trữ Liên bang có thể phải tăng lãi suất sớm. Ngược lại, điều này sẽ tác động theo chiều ngược lại đối với đồng dollar trong ngắn hạn.

Vậy liệu tác động thị trường này sẽ được kéo dài bao lâu? Câu chuyện thị trường nào cũng có điểm bắt đầu và kết thúc. Trở lại năm 2020, đồng dollar được thúc đẩy do nó đồng tiền trú ẩn an toàn trong thời gian đại dịch và lại bị bán tháo khi tâm trạng thị trường được cải thiện. Dường như chúng ta không thấy tác động của lợi suất giai đoạn đó. Phản ứng ban đầu đối với việc tăng thuế cũng đang làm giảm tác động của lợi suất đối với TPCP kỳ hạn dài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải xem liệu nó có kéo dài hay không.

Biden sẽ phải trải qua một "bài kiểm tra" trước mắt khi công bố kế hoạch của mình trước công chúng. Liệu Biden sẽ chia luật pháp thành hai phần riêng biệt? Dự luật đầu tiên- nhỏ hơn, sẽ thu hút các đảng viên Cộng hòa trong khi dự luật thứ hai có thể bao gồm việc tăng thuế và các sáng kiến ​​xanh. Hay ông ấy sẽ thực hiện một thỏa thuận lớn khác giống như thỏa thuận đầu tiên? Đây là những câu hỏi mở về sự thay đổi trong những chính sách của Biden sắp tới. 

FxStreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trung Quốc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ để hỗ trợ nền kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc sẽ giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ. Các biện pháp này nhằm tăng thanh khoản, hỗ trợ nhu cầu nhà ở và ổn định thị trường xuất khẩu và bất động sản.
Đồng Yên Nhật giảm khi có tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng Yên Nhật giảm khi có tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Đồng yên suy yếu do kỳ vọng về tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung và đà phục hồi của USD trước thềm cuộc họp FOMC. Tuy nhiên, triển vọng chính sách thắt chặt từ BoJ và rủi ro địa chính trị tiếp tục hỗ trợ JPY trong trung hạn. Về kỹ thuật, USD/JPY vẫn bị giới hạn dưới ngưỡng kháng cự 144.00 và có nguy cơ giảm sâu nếu xuyên thủng mốc hỗ trợ 142.00.
Chỉ số Hang Seng dẫn đầu đà tăng của Châu Á nhờ kỳ vọng thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng dẫn đầu đà tăng của Châu Á nhờ kỳ vọng thương mại Mỹ-Trung

Chỉ số Hang Seng tăng 1.51% khi hy vọng về một bước đột phá trong thương mại Mỹ-Trung đã nâng cao tâm lý thị trường châu Á. ASX 200 tăng 0.19%, được thúc đẩy bởi thu nhập ngân hàng mạnh mẽ và giá quặng sắt tăng trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải thiện. Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao tại Thụy Sĩ, làm dấy lên hy vọng giảm bớt căng thẳng thương mại trong tuần này.
USD suy yếu trước thềm cuộc họp của Fed, các đồng tiền châu Á ổn định hơn
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu trước thềm cuộc họp của Fed, các đồng tiền châu Á ổn định hơn

Đồng USD ổn định trước cuộc họp Fed, trong khi đồng Đô la Đài Loan tăng vọt khiến các nhà đầu tư lo ngại về làn sóng bán tháo lan rộng. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạm lắng với kỳ vọng đàm phán sắp tới, nhưng rủi ro tỷ giá vẫn đè nặng lên các tổ chức nắm giữ tài sản định giá bằng USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ