S&P 500 và Nasdaq tiếp tục giảm sau dữ liệu CPI

S&P 500 và Nasdaq tiếp tục giảm sau dữ liệu CPI

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

19:55 14/09/2022

Các thị trường trở nên rất nhạy cảm với những bản dữ liệu quan trọng, dữ liệu CPI đang là quan trọng nhất hiện tại.

Đợt bán tháo cổ phiếu và tài sản rủi ro của Mỹ dường như đã dập tắt sự lạc quan rằng lạm phát sẽ giảm trong tháng Tám. Đó là phản ứng điển hình của thị trường khi những người tham gia chỉ nhìn một phía của dữ liệu. Yếu tố đáng ngạc nhiên hơn cả là sự lạc quan rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt đủ để FED thay đổi chính sách.

HĐTL S&P 500 E-mini bị bán tháo giảm tới 5.5% trong hôm qua, với hành động giá sáng nay cố gắng hold trên hỗ trợ 3950. Mức 3950 và mức thoái lui Fibonacci 23.6% tại 3915 là 2 mốc cho xu hướng giảm với mức 3860 đáng theo dõi khi không thể test mức này vào đầu tháng.

Nếu giữ mức 3950, mức kháng cự tiếp theo xuất hiện ở 4030, tiếp theo là khoảng 4130. Tuy nhiên, có khả năng kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng, hỗ trợ USD và đè nặng cổ phiếu, vì thị trường hiện price đợt tăng 75bps với xác suất 100% và khoảng 10% xác suất tăng 100 bps.

Biểu đồ S&P 500 E-Mini Futures khung Daily

Biểu đồ bên dưới thể hiện xu hướng giảm dài hạn vẫn còn nguyên vẹn. Mức tăng gần đây không đủ để test đường xu hướng giảm dần.

Biểu đồ S&P 500 E-Mini Futures khung Daily - Đã thu nhỏ

Dù Nasdaq tương tự với S&P 500, về mặt kỹ thuật, chỉ số đã từ chối đường xu hướng tăng dần kết nối các đáy cao hơn trước đó.

Chỉ số giao dịch dưới 12,259 với hỗ trợ ở đáy trước đó tại 11,921.50 và sau đó là 11,540. Mức kháng cự duy trì ở 12,250, tiếp theo là mức 12,950.

Biểu đồ Nasdaq E-Mini Futures khung Daily (NQ1!)

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Từ tiết giảm lương đến bùng nổ đầu tư: Sự chuyển mình của tư duy kinh tế EU
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Từ tiết giảm lương đến bùng nổ đầu tư: Sự chuyển mình của tư duy kinh tế EU

Sau nhiều năm theo đuổi chính sách “thắt lưng buộc bụng” và tập trung vào việc cắt giảm lương để tăng khả năng cạnh tranh, châu Âu đang bước vào một kỷ nguyên kinh tế mới. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng như Mario Draghi và Hội đồng Chuyên gia Kinh tế Đức (GCEE) đang cùng lên tiếng cho một tư duy khác: đầu tư mạnh mẽ, cải cách sâu rộng và từ bỏ những mô hình bảo vệ ngành công nghiệp lỗi thời. Sự đồng thuận mới này có thể là bước ngoặt lớn cho tương lai kinh tế của toàn khối EU.
Thị trường ngày mai: Liệu sẽ ổn định hay vẫn lo ngại về ngân sách và lợi suất?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Liệu sẽ ổn định hay vẫn lo ngại về ngân sách và lợi suất?

Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đột biến; 30 năm đạt đỉnh 5.09% do lo ngại thâm hụt liên quan đến các cuộc đàm phán dự luật ngân sách của Hoa Kỳ bị đình trệ. Thị trường ngày nay đang chờ đợi các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, PMI sơ bộ và bài phát biểu của Fed để tìm manh mối về xu hướng tăng trưởng và lạm phát. Bitcoin vượt ngưỡng 111,000 USD khi các nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế trong bối cảnh bất ổn do nợ nần gây ra đối với các tài sản truyền thống.
Dự luật thuế của đảng Cộng hòa phớt lờ hàng thập kỷ nghiên cứu kinh tế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật thuế của đảng Cộng hòa phớt lờ hàng thập kỷ nghiên cứu kinh tế

Dự luật ngân sách mà đảng Cộng hòa hiện đang cố gắng thúc đẩy thông qua Hạ viện bao gồm những cắt giảm mạnh đối với hai chương trình lớn nhất giúp người Mỹ có thu nhập thấp: Medicaid và Supplemental Nutrition Assistance Program. Một phần lý do cho những cắt giảm này, ngoài việc tạo không gian cho việc cắt giảm thuế, dường như là việc sử dụng tiền công để giúp những người có thu nhập thấp là lãng phí và không hiệu quả.