Quan điểm Kathy Lien 18/6: USD/JPY giảm nhưng đô la Mỹ vẫn mạnh trong nhóm G7

Quan điểm Kathy Lien 18/6: USD/JPY giảm nhưng đô la Mỹ vẫn mạnh trong nhóm G7

10:32 18/06/2021

Các nhà đầu tư tiếp tục mua đô la Mỹ vào phiên New York hôm qua, bất chấp chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp không như kỳ vọng. Thị trường tin rằng những tin tức thất vọng này sẽ giảm dần khi nền kinh tế được cải thiện vì các dự báo kinh tế được nâng cấp của Fed đã mang lại cho mọi người niềm tin rằng sự phục hồi sẽ có động lực.

Kathy Lien
Kathy Lien

Tuy nhiên, USD/JPY lại giảm sau dữ liệu của Hoa Kỳ. Các đồng tiền chính khác lặng lẽ giảm xuống thấp hơn so với đồng bạc xanh. Đồng đô la Mỹ duy trì lực mua vì Fed đã cho phe "Bò" mọi thứ mà họ cần. Fed thừa nhận rằng đã đến lúc thảo luận về thắt chặt chính sách, họ đưa ra dự báo tăng lãi suất và nâng gần như tất cả các dự phóng kinh tế của mình. Chủ tịch Jerome Powell thừa nhận rằng lạm phát có thể cao hơn và dai dẳng hơn họ dự đoán.

Nhờ các dự báo kinh tế "halwkish" của Cục Dự trữ Liên bang, triển vọng của đồng đô la Mỹ trở nên rất mạnh. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bỏ qua cac dữ liệu yếu kém và tập trung hoàn toàn vào các bình luận của ngân hàng trung ương ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Thời kỳ im lặng đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã qua và sẽ rất thú vị khi theo dõi sự thay đổi trong giọng điệu của họ. Cổ phiếu bị bán ở mức vừa phải và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm vào thứ Năm, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ nên cảm thấy thoải mái khi xác nhận rằng các cuộc thảo luận về việc giảm mua tài sản sẽ bắt đầu, điều này sẽ tích cực cho đồng đô la Mỹ.

Các nhà giao dịch nên để mắt đến thị trường chứng khoán. Việc giảm mua tài sản và đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất là yếu tố sẽ khiến cổ phiếu giảm giá. Đà giảm của S&P 500 đã được hạn chế, nhưng Dow Jones đóng cửa giảm ngày thứ 9 liên tiếp, đây là chuối giảm điểm dài nhất kể từ tháng 3 năm 2017. Thị trường chứng khoán giảm sâu hơn sẽ khiến các cặp chéo JPY chịu áp lực, nhưng lại cộng gộp cho đà tăng của đô la Mỹ.

Nhu cầu đối với đồng bạc xanh hoàn toàn làm lu mờ các báo cáo kinh tế tốt hơn mong đợi từ Australia và New Zealand. Úc báo cáo mức tăng việc làm mạnh nhất kể từ tháng Mười với 115 nghìn người, cao gấp ba lần dự đoán. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trước đại dịch với 5.1%. Cả thị trường lao động của Úc và New Zealand hiện đã trở lại mức trước đại dịch. Nền kinh tế New Zealand tăng trưởng 1.6% trong quý đầu tiên, nhanh hơn 3 lần so với dự đoán. Qua từng năm, tăng trưởng GDP tăng nhanh từ -0.8% lên 2.4%. Các báo cáo này lẽ ra phải cực kỳ tích cực đối với AUD và NZD, nhưng chúng là hai trong số các loại tiền tệ hoạt động kém nhất trong ngày.

Đồng tiền yếu nhất là Franc Thụy Sĩ, giảm gần 1% so với đô la Mỹ. Sự phân kỳ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ngày càng trở nên quan trọng. Khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ họp và xác nhận lãi suất -0.75%, khoảng cách ngày sẽ ngày càng gia tăng giữa các chính sách của Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản họp vào hôm nay và nhiều người dự kiến ​​họ sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ và định hướng chính sách.

Đồng tiền có khả năng phục hồi tốt nhất là bảng Anh. Doanh số bán lẻ sẽ được công bố chiều nay. Giống như dữ liệu lạm phát và việc làm trước đó, báo cáo chiều nay có khả năng tích cực. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng tăng trưởng chi tiêu sẽ chậm lại sau đợt tăng mạnh tháng trước, nhưng việc mở cửa trở lại đang diễn ra và thu nhập trung bình hàng giờ tăng mạnh cho thấy nhu cầu bán lẻ tốt tại nước Anh.

Kathy Lien

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui

Thị trường trái phiếu toàn cầu đang rơi vào trạng thái căng thẳng khi các nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với việc chính phủ các nước liên tục vay nợ. Lợi suất trái phiếu tăng mạnh, đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và đòi hỏi mức lợi nhuận cao hơn. Trong bối cảnh này, các chính phủ từ Mỹ, Anh đến Nhật Bản đều đang phải điều chỉnh chiến lược để tránh những biến động ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường tài chính.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu

Sự tăng mạnh lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn tại Nhật Bản đang tạo ra những tác động lan tỏa không chỉ trong nước mà còn ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. Là nền kinh tế lớn với thị trường trái phiếu khổng lồ và nợ công cao nhất thế giới, biến động ở Nhật không chỉ đơn thuần là câu chuyện nội bộ mà còn có thể khiến chi phí vay mượn của nhiều quốc gia khác tăng theo, đặt ra những thách thức lớn cho các nhà đầu tư và chính phủ toàn cầu.
Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.