Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump

Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:34 18/04/2025

Nvidia đối mặt nguy cơ mất 5.5 tỷ USD vì lệnh hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc, phản ánh hậu quả từ chính sách thương mại thiếu chuẩn bị của Mỹ. Trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho xung đột, Mỹ vẫn tỏ ra bị động trước những rủi ro trong chuỗi cung ứng công nghệ. Bài học từ Nvidia cho thấy Mỹ có thể đang bước vào cuộc chiến công nghệ trong thế yếu.

Sáu tháng trước, Nvidia là biểu tượng của những gì nhà đầu tư yêu thích ở nền kinh tế Mỹ: Lợi nhuận vượt trội, đổi mới công nghệ nổi bật và một nhà sáng lập cá tính — Jensen Huang — với hình ảnh quen thuộc trong chiếc áo khoác da. Nhưng giờ đây, Nvidia lại trở thành biểu tượng cho những rủi ro kinh doanh do chính sách của Tổng thống Donald Trump gây ra.

Vào thứ Tư, Nvidia cảnh báo rằng các hạn chế xuất khẩu mới của Mỹ đối với chip bán dẫn bán sang Trung Quốc có thể khiến công ty mất tới 5.5 tỷ USD doanh thu. Ngay lập tức, Huang bay sang Trung Quốc để tìm cách cứu vãn các thỏa thuận, nhưng Quốc hội Mỹ đã mở cuộc điều tra. Giá cổ phiếu Nvidia sụt giảm mạnh, kéo theo làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ khi nhà đầu tư nhận ra một thực tế đáng lo ngại: Vấn đề của Nvidia chỉ là phần nổi trong làn sóng gián đoạn công nghệ rộng lớn hơn do chiến tranh thương mại mà Trump khơi mào.

Tình huống này mang đến ít nhất ba bài học lớn. Thứ nhất, có một sự lệch pha giữa nhận thức và thực tế trong nền kinh tế chính trị hiện đại. Chúng ta thường xem thế giới kỹ thuật số là không biên giới, phi vật thể. Nhưng trên thực tế, không gian mạng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng vật lý và những chuỗi cung ứng phức tạp bậc nhất trong lịch sử, theo nhận định của giáo sư Chris Miller (Đại học Tufts) tại một hội nghị an ninh ở Vanderbilt.

Chuỗi cung ứng đó trải rộng toàn cầu đến mức không quốc gia nào có thể tự chủ hoàn toàn. Nhật Bản chiếm lĩnh thị phần wafer (56%), Mỹ thống trị phần mềm thiết kế vi mạch (96%), Đài Loan kiểm soát hơn 95% hoạt động sản xuất chip tiên tiến, trong khi Trung Quốc chiếm hơn 90% công đoạn chế biến nhiều loại khoáng sản và nam châm thiết yếu cho ngành công nghệ số.

Bài học thứ hai là Nhà Trắng dường như chưa lường hết hậu quả từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu này. Đơn cử, Trung Quốc vừa áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với bảy loại khoáng sản quan trọng sau khi Mỹ áp thuế 145% với hàng hóa Trung Quốc. Động thái này không quá bất ngờ, bởi Bắc Kinh từng áp biện pháp tương tự với Nhật Bản cách đây 15 năm.

Khi đó, cú sốc khiến Nhật phải khẩn trương đa dạng hóa nguồn cung, lập kho dự trữ lớn, và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc từ 90% xuống còn 58%. Trái lại, các doanh nghiệp Mỹ dường như không có sự chuẩn bị tương xứng. Theo các chuyên gia tại hội nghị Vanderbilt, phần lớn công ty Mỹ chỉ có lượng khoáng sản dự trữ đủ dùng trong vài tháng. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng không ngoại lệ. Dù hiện tại Nhà Trắng đang tìm nguồn thay thế từ đáy biển hay các nước như Ukraine, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), quá trình này sẽ mất vài năm để trở thành hiện thực. CSIS cảnh báo Mỹ sẽ "ở thế bị động trong tương lai gần".

Các cố vấn của Trump vẫn trấn an rằng đây chỉ là khó khăn tạm thời, bởi Mỹ sẽ sớm xây dựng được chuỗi cung ứng công nghệ tự chủ. Những nhân vật như Peter Navarro, Bob Lighthizer, Stephen Miran và bộ ba Jesse, Howard và Raymond Richman là những người ủng hộ mạnh mẽ chiến lược này. Nếu muốn hiểu rõ logic đằng sau các mức thuế mà Trump vừa công bố, có thể tìm đọc cuốn Balanced Trade của nhà Richman, cũng như bài viết năm 2011 của họ.

Theo Jesse Richman, cách tính thuế của Trump rất giống với các đề xuất mà họ từng đưa ra, lấy cảm hứng từ Warren Buffett và John Maynard Keynes.

Tuy nhiên, ngay cả khi đồng tình với lý thuyết áp thuế nhằm cân bằng thương mại, thì việc khơi mào một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà không tích trữ trước các tài nguyên quan trọng vẫn là một sai lầm chiến lược rõ ràng.

Liệu Trump có lùi bước? Có thể. Dù đội ngũ cố vấn có phần cứng rắn về tư tưởng, Trump lại nổi tiếng là người thiên về thực dụng và giao dịch.

Và đó cũng là bài học thứ ba: Washington dường như đã đánh giá thấp sức mạnh phản ứng của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại. Trung Quốc đã chuẩn bị từ lâu với tư duy thời chiến, trong khi Mỹ — ít nhất là trong lĩnh vực doanh nghiệp — vẫn vận hành theo tư duy thời bình.

Nhưng điều đó đang thay đổi rất nhanh. Và các nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý cho những cú sốc lớn hơn nữa trong chuỗi cung ứng công nghệ. Nvidia chỉ là dấu hiệu đầu tiên của một cơn bão đang đến.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC

Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ