Niềm tin tiêu dùng tháng 3 của Đức cải thiện nhưng triển vọng chi tiêu vẫn yếu

Niềm tin tiêu dùng tháng 3 của Đức cải thiện nhưng triển vọng chi tiêu vẫn yếu

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

15:31 26/03/2024

Sau khi dữ liệu được công bố, EUR/USD đã tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1.0853 USD, sau đó thoái lui về 1.0849 USD.

Vào thứ Ba, trọng tâm trong phiên Âu là dữ liệu Niềm tin tiêu dùng (GfK) của Đức. Chỉ số này đã tăng từ -28.8 lên -27.4 trong tháng 4, so với dự báo -27.9 của các nhà kinh tế.

Theo cuộc khảo sát Niềm tin tiêu dùng trong tháng 3:

  • Ý định tiết kiệm là yếu tố chính góp phần cải thiện nhẹ chỉ số GfK, giảm 5 điểm xuống 12.4 điểm. Tuy nhiên, con số này vẫn báo hiệu triển vọng ảm đạm về chi tiêu của người tiêu dùng.
  • Kỳ vọng về thu nhập tăng 3.3 điểm lên -1.5 điểm, nhưng vẫn thấp hơn mức được ghi nhận trước chiến tranh Nga - Ukraine. GfK cho rằng kỳ vọng thu nhập cao hơn là do các kế hoạch tăng lương hưu trí ở Đức vào mùa hè.
  • Mức độ sẵn sàng chi tiêu giảm 0.3 điểm xuống -15.3 điểm, phản ánh lo ngại của người tiêu dùng về nền kinh tế và cơ hội việc làm.
  • Kỳ vọng về kinh tế tăng 3.3 điểm lên -3.1 điểm, nhưng vẫn giảm 6.8 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tác động của Niềm tin tiêu dùng đến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của ECB vào tháng 6

Các yếu tố thành phần của cuộc khảo sát phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư về việc ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Sự sụt giảm trong chi tiêu có thể làm giảm bớt áp lực lạm phát do cầu kéo. Ngoài ra, xu hướng giảm của chỉ số giá tiêu dùng cũng phù hợp với kỳ vọng của ECB về triển vọng lạm phát hạ nhiệt.

Môi trường kinh tế vĩ mô suy yếu có thể tiếp tục ảnh hưởng đến xu hướng tiết kiệm, hạn chế tác động của tăng trưởng thu nhập đến lạm phát.

Phản ứng của EUR/USD đối với khảo sát Niềm tin người tiêu dùng GfK

  • Trước khi báo cáo GfK được công bố, EUR/USD đã giảm xuống 1.0839 USD trước khi hồi phục lên 1.0852 USD.
  • Sau khi dữ liệu được công bố, EUR/USD đã tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1.0853 USD, sau đó thoái lui về 1.0849 USD.
  • Cặp tiền hiện tăng khoảng 0.1% lên 1.0849 USD trong ngày.

EUR/USD reaction to German Consumer Sentiment

Các sự kiện trọng tâm:

Bài phát biểu của Nhà kinh tế trưởng ECB Philip Lane có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng về thời điểm Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất. Vào thứ Hai, ông Lane đã bày tỏ niềm tin ngày càng lớn rằng tốc độ tăng lương đang dần trở lại bình thường, củng cố kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Dữ liệu kinh tế Mỹ: Các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý về các chỉ số quan trọng như Số đơn đặt hàng lâu bền (không bao gồm Quốc phòng), chỉ số giá nhà và dữ liệu Niềm tin Người tiêu dùng. Trong đó, Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng (dự báo duy trì ở mức 106.7) được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến lộ trình điều chỉnh lãi suất của Fed.

fxempire

Broker listing

Cùng chuyên mục

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ

Thị trường ngoại hối khởi đầu tuần mới với biến động thấp và thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, song những diễn biến chính trị vẫn đang chi phối một số đồng tiền thuộc nhóm G10. Đồng USD hiện là đồng tiền yếu nhất, trong khi đồng CAD dù phục hồi nhẹ sau mức đáy cuối tuần vẫn chịu áp lực. Đồng JPY dẫn đầu nhờ dòng tiền trú ẩn, trong khi đồng NZD và AUD ghi nhận mức tăng nhẹ.
Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng mạnh vào thứ Sáu, ngày 27/6, bất chấp những lo ngại tái xuất hiện về nguy cơ đình lạm. Chỉ số lạm phát PCE lõi trong tháng 5 tăng lên 2.7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức 2.6% của tháng 4 và dự báo thị trường), trong khi chi tiêu cá nhân giảm -0.1% so với tháng trước — mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1, phản ánh ảnh hưởng của thuế quan và sự bất định kinh tế tới nhu cầu tiêu dùng.
Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI Trung Quốc trái chiều khi lĩnh vực dịch vụ khởi sắc và thuế quan ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất; AUD/USD giữ vững mức tăng

Chỉ số PMI sản xuất của NBS Trung Quốc tăng nhẹ lên 49.7 vào tháng 6, nhưng lĩnh vực này vẫn trong tình trạng suy thoái. Nhu cầu bên ngoài vẫn yếu, với các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng thứ 14 liên tiếp. Lĩnh vực dịch vụ mở rộng hơn nữa khi PMI phi sản xuất của NBS tăng từ 50.3 lên 50.5 vào tháng 6.
Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt: Khẩu vị rủi ro tích cực, đồng USD suy yếu

Xung đột tại Trung Đông từng củng cố vị thế của USD như một tài sản trú ẩn an toàn, nhưng giờ đây, chính yếu tố này lại đang khiến đồng bạc xanh suy yếu. Mối tương quan nghịch giữa USD và các chỉ số chứng khoán Mỹ, trong bối cảnh tâm lý rủi ro toàn cầu được cải thiện, đã đẩy chỉ số USD xuống mức thấp nhất trong ba năm. Nhà đầu tư xem thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran như dấu chấm hết cho "Cuộc chiến 12 ngày", và đang đẩy mạnh mua vào cổ phiếu.
Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Khẩu vị rủi ro duy trì, đồng USD kéo dài đà giảm khi thị trường chờ dữ liệu PCE vào cuối tuần

Khẩu vị rủi ro toàn cầu tiếp tục vững vàng trước thềm cuối tuần, khi cả S&P 500 và NASDAQ đêm qua đều tiến sát mức đỉnh kỷ lục. Các thị trường châu Á nối tiếp xu hướng tích cực này, với chỉ số Nikkei của Nhật Bản lần đầu tiên vượt mốc biểu tượng 40.000 điểm, tiếp nối đà tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào AI và kết quả lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD tiến gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng, Nikkei 225 phá vỡ kênh tích lũy

Đợt phục hồi hai ngày liên tiếp trên thị trường chứng khoán Mỹ đang có dấu hiệu hụt hơi, khi giới đầu tư chuyển sự chú ý sang dữ liệu kinh tế sắp công bố, định hướng chính sách của Fed và diễn biến liên quan đến thuế quan. Đặc biệt, thời hạn 90 ngày tạm hoãn áp thuế toàn cầu của Nhà Trắng (trừ Trung Quốc) sẽ kết thúc vào ngày 9/7.
Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD rơi xuống đáy nhiều năm sau cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO

Đồng USD tiếp tục suy yếu trong phiên Á, giảm xuống đáy nhiều năm, hiệu suất yếu hơn nhiều so với EUR và GBP. Áp lực giảm hiện tại chủ yếu tập trung vào các đồng tiền chủ chốt châu Âu. Động lực mới nhất đến từ cam kết tài khóa mạnh mẽ của các đồng minh NATO, khi họ đồng ý nâng gấp đôi mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP vào năm 2035, động thái được xem là cú hích dài hạn cho kinh tế và thế trận an ninh châu Âu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ