Người Việt gửi về nước hơn 17 tỷ USD trong năm 2020

Người Việt gửi về nước hơn 17 tỷ USD trong năm 2020

21:27 13/05/2021

Dù Covid-19, người Việt vẫn gửi tiền về nước nhiều hơn, đạt 17 tỷ USD năm 2020 và thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất.

Theo báo cáo mới phát hành tháng 5/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Knomad, người Việt ở nước ngoài gửi về nước 17,2 tỷ USD trong cả năm 2020, tăng nhẹ gần 3% so với năm 2019.

Trong bối cảnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng của kiều hối năm 2020 thấp hơn mức tăng 6% trong các năm trước, nhưng vẫn khả quan hơn các dự báo trước đó. Lần gần nhất, WB ước tính kiều hối đổ về Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020 giảm 7% so với năm 2019.

Năm 2020, Việt Nam tiếp tục trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất và xếp thứ ba trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và Philippines. Với lượng kiều hối đổ về nước tương đương 5% GDP năm 2020, Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất.

Trong báo cáo này, WB đánh giá, bất chấp các dự đoán trước đó, kiều hối đổ về các nước đã phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Năm 2020, kiều hối đổ về các nước có thu nhập thấp và trung bình đạt 540 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 1,6% so với năm 2019.

Mức giảm này thấp hơn nhiều so với mức giảm 11% của tổng vốn đầu tư ngoài nước (FDI) và nguồn viện trợ chính thức (ODA) vào các nước này. Nếu loại trừ Trung Quốc, vốn FDI chảy vào các nước thu nhập thấp và trung bình đã giảm hơn 30% vào năm 2020.

Do đó, lượng kiều hối chảy vào các nước thu nhập thấp và trung bình lần đầu tiên vượt qua tổng vốn FDI và ODA vào năm 2020. Điều đó thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của kiều hối đối với kinh tế và hệ thống bảo trợ xã hội của các nước này, WB nhận định.

link gốc tại đây

vnexpress

Xem thêm các chủ đề: #USD

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kịch bản "Kissinger ngược": Giấc mộng không tưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Kịch bản "Kissinger ngược": Giấc mộng không tưởng

Tham vọng tách Nga khỏi Trung Quốc theo mô hình "Kissinger ngược" chỉ là ảo tưởng trong thời đại Putin–Tập. Cả hai đang gắn bó vì cùng muốn lật đổ trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt. Thay vì theo đuổi hòa giải, chiến lược hiệu quả hơn là khiến quan hệ Trung–Nga trở nên tốn kém và mong manh hơn.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức chuyển mình trong kỷ nguyên mới của ngành quốc phòng
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức chuyển mình trong kỷ nguyên mới của ngành quốc phòng

Chỉ vài ngày sau cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022, khi trung tâm công nghiệp Đức chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu, vị lãnh đạo của tập đoàn sản xuất động cơ Deutz với 161 năm truyền thống đã khởi xướng chiến lược chuyển đổi nhằm biến thách thức thành cơ hội phát triển.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ