Kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc bầu cử của Mỹ lại chính là Mỹ?

Kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc bầu cử của Mỹ lại chính là Mỹ?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

13:48 16/07/2024

Những gì Mỹ đang phải đối mặt có những nét tương đồng với điều đã diễn ra trong những ngày cuối cùng của Liên Xô.

Cho đến thời điểm viên đạn của sát thủ sượt qua tai Donald Trump, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ giống như một cuộc đụng độ bi thảm giữa kẻ ‘bị kết án’ và kẻ ‘yếu đuối’. Sự thất thế của ông Joe Biden trong cuộc tranh luận gần đây với người tiền nhiệm đã làm dấy lên lo ngại rằng nền dân chủ Mỹ đang gặp nguy hiểm, bất kể ai thắng vào tháng 11.

Hành động ám sát ông Trump càng làm tăng thêm lo ngại về điều này. Và sự xâm nhập của bạo lực vào chiến dịch tranh cử, kéo theo bóng ma của nền dân chủ, có thể gây ra cuộc nội chiến.

Các cuộc bầu cử ở Mỹ luôn có vẻ kịch tính, khó đoán và có ảnh hưởng hơn bất cứ điều gì mà nền dân chủ có thể mang lại - đó còn chưa nhắc đến sự chuyển giao quyền lực của những nhà lãnh đạo lớn tuổi ở Liên Xô cũ, các cuộc bầu cử được dàn dựng ở Nga hay các đại hội ngớ ngẩn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ví dụ, vào năm 2008, nhiều người trên khắp thế giới đã chớp lấy cơ hội để bỏ phiếu cho Barack Obama - giống như mọi người từng mơ ước được du hành ra ngoài vũ trụ. Và vào năm 2020, nhiều người nước ngoài mong muốn đặt tay lên bàn cân để quyết định số phận của chiến dịch tái tranh cử của ông Trump.

Tuy nhiên, năm nay có thể là năm mà cuộc bầu cử Mỹ cuối cùng đã mất đi sự kỳ diệu. Cuộc bầu cử vào tháng 11 có lẽ là quan trọng nhất trong nhiều thế hệ. Nhưng những người bên ngoài nước Mỹ, họ không còn ảo tưởng về việc tham gia vào cuộc bầu cử họ cho là điều duy nhất quan trọng nữa. Các chuyên gia trên toàn cầu đã đưa ra khẳng định đúng đắn rằng nước Mỹ phải đối mặt với một sự lựa chọn kịch tính. Nhưng có điều gì đó đã thay đổi. Nhìn từ xa, sự tương phản giữa Biden và Trump không còn rõ ràng như trước đây. Người ta chỉ nhìn thấy hai ông già từng là tổng thống không được lòng dân.

Trong một bài báo được quan tâm gần đây, nhà sử học Niall Ferguson lập luận rằng những so sánh giữa nền chính trị già cỗi ngày nay ở Mỹ và những năm cuối cùng của Liên Xô, tuy sai lệch, nhưng cũng cho thấy nhiều điểm tương đồng. Ông chỉ ra rằng: “So sánh không phải là dự đoán mà là cảnh báo”.

Washington vào năm 2024 chắc chắn không phải là Moscow vào cuối những năm 1980. Nền kinh tế và quân đội của Mỹ mạnh, người dân vẫn liều mạng để đến Mỹ. Tuy nhiên, có một sự tương đồng với những gì đã xảy ra vào thời kỳ cuối của Liên Xô, xã hội Mỹ đang khủng hoảng và sức mạnh của Mỹ đang suy giảm.

Nếu không có một số thay đổi đáng kể, Mỹ và ảnh hưởng toàn cầu của nước này có thể là thất bại lớn nhất trong cuộc bầu cử. Nước Mỹ càng ngày càng có vẻ chìm trong khủng hoảng và nguy hiểm - vụ nổ súng ở Pennsylvania cuối tuần này sẽ chỉ góp phần tăng thêm sự hỗn loạn - đất nước càng cần một tổng thống có thể phát biểu và đại diện cho tương lai.

Năm 1982, Leonid Brezhnev, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô qua đời ở tuổi 75. Giống như nhiều đồng nghiệp trong Bộ Chính trị, ông đã già và ốm yếu. Ông được thay thế bởi người đứng đầu KGB, Yury Andropov. Ông Andropov có tham vọng đổi mới, hay ít nhất là thiết lập lại kỷ luật cho chế độ Xô Viết. Nhưng ông cũng đã già yếu và qua đời chỉ 15 tháng sau khi nhậm chức.

Ông Andropov được kế vị bởi Konstantin Chernenko, 73 tuổi. Những gì Chernenko muốn thay đổi vẫn chưa sáng tỏ vì ông cũng qua đời chỉ một năm sau khi nhậm chức. Khi Mikhail Gorbachev, thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị, lên nắm quyền vào năm 1985, nhiệm vụ đổi mới chế độ đã trở thành một nhiệm vụ bất khả thi.

Tôi đang ở độ tuổi hai mươi khi tất cả những điều này diễn ra, và sự ra đi liên tiếp của các nhà lãnh đạo đã định hình quan điểm của tôi về chế độ cộng sản và tương lai của chế độ này hơn bất cứ điều gì khác. Có thể nói Liên Xô đã chết vì “kiệt sức” khi phải liên tục tiễn biệt các nhà lãnh đạo.

Những tháng tới sẽ định hình quan điểm về nền dân chủ Mỹ cho cả người trẻ lẫn người già, công dân Mỹ và người nước ngoài. Sự kỳ diệu của nền dân chủ nằm ở khả năng đổi mới và tự sửa chữa. Về mặt này, chiến thắng của Biden hay Trump đều không mang lại sự tích cực trong tương lai.

Biden phải nhận ra rằng trong những thời điểm như hiện tại, mạo hiểm là điều cần thiết. Nếu người dân không còn mong đợi rằng nền dân chủ có thể tự thay đổi trong thời điểm khủng hoảng thì chế độ này sẽ mất đi lợi thế quan trọng nhất so với các chế độ phi dân chủ.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Từ chỉ trích đến sao chép: Liệu Trump có đang lặp lại chiến lược kinh tế của Biden?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Từ chỉ trích đến sao chép: Liệu Trump có đang lặp lại chiến lược kinh tế của Biden?

Tổng thống Donald Trump – người từng chỉ trích gay gắt chính sách kinh tế của Joe Biden – giờ đây lại đưa ra một thông điệp gần như tương tự: tăng đầu tư vào sản xuất trong nước và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, cả hai ông đều vấp phải một thực tế khó tránh: khi người dân phải đối mặt với giá cả tăng cao, họ ít quan tâm đến các nhà máy mới, dù điều đó có thể tạo thêm hàng triệu việc làm.
Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ