IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế sau những rủi ro về COVID-19

IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế sau những rủi ro về COVID-19

09:00 26/06/2020

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã hạ thấp triển vọng của họ đối với nền kinh tế thế giới đang bị tàn phá bởi virus COVID-19, dự báo một cuộc suy thoái sâu sắc hơn và sự phục hồi chậm hơn so với những dự báo được công bố từ 2 tháng trước.

Hôm qua IMF cho biết họ dự kiến tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ giảm 4.9% trong năm nay, cao hơn mức 3% được dự báo hồi tháng Tư. Năm 2021, mức tăng trưởng toàn cầu dự báo chỉ đạt mức 5.4%, giảm so với mức 5.8% của dự báo trước.

Cảnh báo về sự suy thoái sâu sắc nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng, IMF cho biết tâm lý bi quan gia tăng phản ánh một mức độ thương tổn mà nền kinh tế hứng chịu trước cú sốc thiếu hụt nguồn cung khủng khiếp trong thời gian phong tỏa trước đó, kèm theo suy giảm lực cầu trong giai đoạn cách ly xã hội và các biện pháp an toàn khác. Đối với các quốc gia đang phải vật lộn để kiểm soát dịch bệnh, thời gian phong tỏa lâu hơn cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, IMF cho biết.

Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath nói rằng những tổn thất lũy kế của nền kinh tế trong năm nay và năm tới là kết quả của cuộc khủng hoảng, dự kiến ở mức 12.5 nghìn tỷ đô la.

“Có một mức độ không chắc chắn nhất định xung quanh dự báo này, kể cả về mặt tăng trưởng lẫn suy thoái,” Gopinath nói trong một cuộc họp báo về triển vọng kinh tế thế giới. Về mặt tích cực, tin tức tốt hơn về vắc xin, phương pháp điều trị COVID-19 và những hỗ trợ chính sách có thể kích hoạt sự phục hồi nhanh hơn. Trái lại, các đợt bùng phát dịch tiếp theo có thể đảo ngược đà gia tăng đều đặn của chi tiêu và nhanh chóng bóp nghẹt các điều kiện tài chính, gây ra tình trạng khủng hoảng nợ"

Dự báo cuộc suy thoái sâu sắc hơn. Nguồn Bloomberg

Tình trạng suy thoái hiện nay tương đương mất mát 10% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu của những năm 1930, Gopinath cho biết

IMF cảnh báo rằng, trong khi các điều kiện tài chính là một điểm sáng, bao gồm nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ ở các nền kinh tế tiên tiến và các gói kích thích với mức độ vừa phải ở các thị trường mới nổi, thì sự phục hồi "có vẻ bị ngắt kết nối với các triển vọng kinh tế cơ bản và có nguy cơ đảo ngược".

Những biện pháp tài khóa được công bố lên tới khoảng 11 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu, tăng từ 8 nghìn tỷ vào tháng Tư, đã giúp giảm bớt những gánh nặng lên thị trường lao động và các doanh nghiệp. Nhưng lần đầu tiên chi tiêu khẩn cấp của chính phủ đã đẩy tỉ lệ nợ thế giới trên mức 100%, IMF cho biết. Chỉ riêng bước nhảy vọt nợ đã hơn 19 điểm phần trăm, nhiều hơn cả mức trong năm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.

IMF cũng đã hạ thấp kỳ vọng của mình đối với tiêu dùng ở hầu hết các nền kinh tế .

IMF đã hạ triển vọng đối với tiêu dùng ở hầu hết các nền kinh tế, do sự gián đoạn lâu hơn dự kiến đối với các hoạt động kinh tế trong nước, cú sốc lực cầu phát sinh trong thời kỳ cách ly xã hội và sự gia tăng trong tỷ lệ tiết kiệm phòng ngừa.

Trong những tuần gần đây, IMF liên tục lưu ý rằng có khả năng họ sẽ hạ thấp tăng trưởng so với dự báo được công bố vào giữa tháng Tư dựa vào những dữ liệu mới, thêm vào đó Gopinath cũng cho biết từ 08/05 triển vọng kinh tế thế giới đã tồi tệ hơn.

Theo dự báo, các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm suy giảm dần thì không cần thiết phải áp dụng lại các biện pháp phong tỏa chặt chẽ như nửa đầu năm 2020 và có thể dựa vào các biện pháp thay thế như kiểm tra, theo dõi, cách ly để ngăn chặn lây lan.

Ngoài các hỗ trợ tài khóa, những can thiệp nhanh chóng và sáng tạo của ngân hàng trung ương đã giúp hạn chế sự gia tăng của chi phí đi vay và các dòng vốn đã đổ vào những thị trường mới nổi đã phục hồi sau những đợt rút tiền kỷ lục.

IMF cho biết rằng những dự báo mới của họ có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian tồn tại của đại dịch và các biện pháp cách ly, cách ly xã hội tự nguyện và khả năng những người lao động bị sa thải tìm được việc làm.

Những cuộc khủng hoảng nợ

Dự báo có thể được nâng cao nếu có một sự đột phá về mặt y tế hay hoạt động kinh doanh, nhưng rủi ro hạ thấp bao gồm sự bùng phát của dịch bệnh dẫn tới kéo dài thời gian cách ly và những điều kiện tài chính bị co hẹp.

IMF cho biết "điều này có thể khiến một số nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nợ và kéo chậm những hoạt động bình thường".

Tại Hoa Kỳ, GDP dự kiến sẽ giảm 8% vào năm 2020, so với dự báo 5.9% trước đó. Nền kinh tế lớn nhất có thể tăng 4.5% trong năm tới, IMF cho biết

Khu vực Eurozone có thể sẽ thu hẹp khoảng 10.2% vào năm 2020 trước khi mở rộng 6% vào năm 2021.

IMF cho biết các nền kinh tế tiên tiến là những nước thu hẹp nhiều nhất, giảm 8% so với mức 6.1% trước đây. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ chứng kiến sự thu hẹp 3%, so với dự báo 1% trong tháng Tư. Trung Quốc vẫn sẽ xoay sở để tăng trưởng 1%, bằng các chính sách kích thích.

Những con số "xấu xí". Hầu hết các nền kinh tế được dự đoán sẽ thu hẹp trong năm nay (Nguồn: IMF)

Hoạt động thương mại "ngã ngựa"

Ấn Độ đang chứng kiến sự thay đổi lớn nhất kể từ dự báo tháng Tư của IMF, với mức suy giảm 4.5% dự kiến, so với mức 1.9% ở dự báo trước. Châu Mỹ La tinh bị virus tấn công một phần do hệ thống y tế kém phát triển và 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil và Mexico dự báo sẽ suy yếu lần lượt 9.1% và 10.5%.

Khối lượng thương mại toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ có thể sẽ giảm 11.9%, IMF cho biết.

IMF cũng cảnh báo rằng tác động của đại dịch có thể làm tăng sự bất bình đẳng đáng kể, với hơn 90% các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ chứng kiến mức bình quân đầu người suy giảm.

IMF đưa ra 2 kịch bản: Ở kịch bản số một, có một đợt bùng phát virus thứ hai vào đầu năm 2021, với sự gián đoạn đối với hoạt động kinh tế trong nước khoảng một nửa so với những gì được giả định trong năm nay. Kịch bản này giả định các thị trường mới nổi sẽ trải qua thiệt hại lớn hơn so với các nền kinh tế tiên tiến, với khả năng hỗ trợ thu nhập bị hạn chế hơn nhiều. Trong trường hợp đó, sản lượng sẽ thấp hơn 4.9% so với mức cơ sở chung của năm 2021 và vẫn ở dưới mức cơ sở năm 2022.

Trong kịch bản thứ hai, với sự phục hồi nhanh hơn dự kiến , sản lượng toàn cầu tốt hơn khoảng 0.5% so với mức cơ sở năm nay và cao hơn 3% so với mức cơ sở vào năm 2021.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD

Đồng TWD vừa ghi nhận mức tăng mạnh chưa từng có trong hai ngày liên tiếp, giữa làn sóng tháo chạy khỏi đồng USD và tâm lý bất ổn đang lan rộng trên thị trường toàn cầu. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, vốn đang làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và gây rạn nứt các mối quan hệ thương mại.
Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục

Giới chức Hồng Kông cho biết họ đã tiếp tục mua vào đồng USD nhằm bảo vệ cơ chế neo tỷ giá của đồng HKD. Cụ thể, HKMA đã chi kỷ lục 60.5 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương khoảng 7.7 tỷ USD) để mua USD sau khi tỷ giá HKD chạm ngưỡng cao nhất trong biên độ giao dịch cho phép. Tính từ thứ Sáu tuần trước, tổng số tiền cơ quan này chi ra để mua USD đã lên tới 56,1 tỷ HKD – chưa kể đợt can thiệp mới nhất
Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa

Ethena dự kiến mở khóa 171.88 triệu token, tương đương khoảng 3.10% nguồn cung lưu hành. Việc Movement mở khóa 50 triệu token theo kiểu "cliff unlock" có thể gây biến động, tạo thêm áp lực lên giá. Việc mở khóa token số lượng lớn thường làm tăng tính thanh khoản, dẫn đến biến động gia tăng và khả năng giá giảm.
Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại

Giá Vàng tăng mạnh hơn 1% vào thứ Hai khi thị trường khởi đầu tuần mới khá chậm và chờ quyết định về lãi suất của Fed. Rủi ro địa chính trị từ Trump và Israel đang thúc đẩy nhà đầu tư quay trở lại với Vàng. Rủi ro ở chiều tăng vẫn tồn tại ngay cả khi tâm lý có vẻ nghiêng về chiều giảm.
EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý

EUR/USD di chuyển lên cao hơn gần 1.1340 khi USD đối mặt với áp lực bán trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 6-7 tháng 5. Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông tự tin về việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong tuần này. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất bất chấp lạm phát khu vực đồng Euro tăng trong tháng 4.
Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi

Có vẻ như nền kinh tế xấu đi sẽ là điều thuận lợi cho các hãng hàng không giá rẻ, nhưng trên thực tế lại ngược lại. Những người không đủ khả năng bay chỉ đơn giản là ngừng bay, chứ không chuyển xuống hạng thấp hơn, họ – chủ yếu chỉ còn lại những người đi công tác, đi quốc tế hoặc dùng điểm thưởng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ