Hoạt động mua vàng của Trung Quốc chậm lại trong khi dự trữ tiếp tục tăng

Hoạt động mua vàng của Trung Quốc chậm lại trong khi dự trữ tiếp tục tăng

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

20:23 07/05/2024

PBoC tiếp tục tăng dự trữ vàng trong tháng thứ 18 liên tiếp, mặc dù tốc độ mua chậm lại do giá vàng cao kỷ lục.

PBoC đã tăng lượng nắm giữ vàng đều đặn kể từ năm 2022. Tuy nhiên, đợt phục hồi kỷ lục của giá vàng kể từ giữa tháng 2 dường như đang khiến nhu cầu vàng của Trung Quốc chững lại.

Vào tháng 4, PBoC đã mua 60,000 troy ounce. Con số này giảm mạnh so với 160,000 ounce trong tháng 3 và 390,000 ounce trong tháng 2.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, lượng mua vàng trong quý đầu tiên của các ngân hàng trung ương là nhiều nhất trong lịch sử. Một số nhà quan sát thị trường cho rằng mức tăng 12% của vàng trong năm nay một phần được thúc đẩy bởi chính nhu cầu của các ngân hàng trung ương.

Theo Goldman Sachs, các ngân hàng trung ương có xu hướng mua vàng trong dài hạn và có thể các nước ở thị trường mới nổi có thể sẽ mua nhiều vàng hơn.

Các nhà nghiên cứu của Goldman cho biết: “Các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi đang thúc đẩy cơn sốt vàng. Tuy nhiên, lượng vàng nắm giữ của họ vẫn chỉ chiếm 6% dự trữ, bằng một nửa ở các nước phát triển."

Giá vàng cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu từ các nhà đầu tư châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi nhu cầu vàng ngày càng tăng do nền kinh tế kém hiệu quả và thị trường ảm đạm. Rủi ro địa chính trị gia tăng, bối cảnh xung đột ở Ukraine và Trung Đông cũng đã thúc đẩy hoạt động mua vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Vàng giao ngay giảm 0.6% xuống 2,310.34 USD/ounce. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index tăng nhẹ. Bạc, palladium và bạch kim đều giảm giá.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng phục hồi nhẹ khi thị trường theo dõi đàm phán thương mại Mỹ-Trung sau thỏa thuận Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi nhẹ khi thị trường theo dõi đàm phán thương mại Mỹ-Trung sau thỏa thuận Anh

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Sáu, phục hồi nhẹ sau hai ngày giảm mạnh, khi nhà đầu tư cân nhắc tác động của thỏa thuận Khung pháp lý thương mại Mỹ-Anh và thận trọng chờ đợi các cuộc đàm phán thương mại sắp tới với Trung Quốc.
Giá dầu duy trì đà tăng khi thị trường chờ đợi đàm phán Mỹ - Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu duy trì đà tăng khi thị trường chờ đợi đàm phán Mỹ - Trung

Giá dầu tiếp tục tăng khi giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh Tổng thống Trump vừa công bố một thỏa thuận với Anh. Dầu Brent giữ quanh mức 63 USD/thùng, còn WTI dao động gần 60 USD. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục siết chặt lệnh trừng phạt với Trung Quốc liên quan đến giao dịch dầu thô Iran, còn Anh chuẩn bị áp lệnh trừng phạt lên "hạm đội ngầm" hỗ trợ xuất khẩu dầu của Nga.
Các công ty Nga và Trung Quốc đang đàm phán tích cực về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Các công ty Nga và Trung Quốc đang đàm phán tích cực về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2

Nga và Trung Quốc đang ở 'giai đoạn tích cực' của các cuộc đàm phán về một đường ống dẫn khí mới được đề xuất, Power of Siberia-2, vận chuyển khí đốt của Nga qua Mông Cổ đến Trung Quốc, nhưng khó có khả năng ký hợp đồng trong vài ngày tới, Bộ trưởng Năng lượng Sergei Tsivilev cho biết.
Giá dầu phục hồi nhẹ nhờ tồn kho giảm, nhưng vẫn chịu áp lực từ bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu phục hồi nhẹ nhờ tồn kho giảm, nhưng vẫn chịu áp lực từ bất ổn thương mại

Giá dầu WTI tăng nhẹ lên khoảng 58.10 USD/thùng sau báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ giảm hơn 2 triệu thùng. Tuy nhiên, bất ổn kéo dài quanh đàm phán thương mại Mỹ-Trung tiếp tục gây áp lực lên thị trường. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng phát tín hiệu thận trọng về lãi suất do rủi ro chính sách kéo dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ