Giá vàng suy yếu sau dữ liệu PMI Mỹ

Giá vàng suy yếu sau dữ liệu PMI Mỹ

Bùi Hải Đăng

Bùi Hải Đăng

Junior Analyst

21:50 01/04/2024

Sau khi chạm mức cao kỷ lục tại $2,265, giá vàng đã phải điều chỉnh giảm, do sự tăng mạnh của PMI Mỹ.

Trong phiên Mỹ ngày hôm nay, giá vàng đã điều chỉnh giảm sau khi chạm mức cao kỷ lục tại $2,265. Nguyên nhân của điều này đến từ việc chỉ số PMI tháng 3 của Mỹ đã tăng mạnh và vượt qua ngưỡng 50 sau khi giảm 15 tháng liên tiếp. Cụ thể, PMI ngành sản xuất của Mỹ đã tăng lên mức 50.3, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường là 48.4 và tháng trước tại mức 47.8.

Ngay sau khi tin tức được công bố, chỉ số DXY đã tăng mạnh và chạm mức 104.90. Ngoài ra, đồng USD cũng đang được hỗ trợ từ tâm lý risk-off của thị trường trước một loạt các dữ liệu vĩ mô được công bố trong tuần.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn giá vàng hiện vẫn đang được hỗ trợ khi thị trường kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 6. Đồng thời trong cuộc họp vào tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã xác nhận rằng việc dữ liệu PCE suy yếu chính là những gì mà Fed đang tìm kiếm.

Phân tích kỹ thuật XAU/USD

XAU/USD đã phải điều chỉnh giảm từ mức cao kỷ lục tại $2,265, sau khi đồng đô la Mỹ tăng mạnh sau tin tức PMI. Tuy nhiên, động lượng tăng của vàng vẫn đang được giữ vững khi tất cả đường EMA trên biểu đồ khung ngày đều đang dốc lên. Ngoài ra, chỉ báo RSI đã chạm mốc 78.00, cho thấy đà tăng mạnh mẽ của giá. Dù vậy, vẫn có một khả năng nhỏ rằng vàng sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian tới khi mà chỉ báo RSI đã rơi vào vùng quá mua.

Biểu đồ XAU/USD khung ngày

FxStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ba yếu tố chính thúc đẩy thị trường hôm nay
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ba yếu tố chính thúc đẩy thị trường hôm nay

Thị trường chứng khoán và một số tài sản rủi ro đang chịu áp lực trong tuần này, khi những rủi ro mới xuất hiện có thể gây ra biến động. Thị trường châu Âu và châu Á giảm theo thị trường Mỹ, do lợi suất trái phiếu tăng trên toàn cầu làm gián đoạn đợt phục hồi của thị trường chứng khoán tháng trước.
Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA

Chỉ số Hang Seng tăng 0.47% nhờ dự báo kinh tế lạc quan trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt. ASX 200 tăng 0.71% khi RBA cắt giảm lãi suất và triển vọng ôn hòa làm dấy lên sự lạc quan trong các cổ phiếu ngân hàng và công nghệ. Nikkei 225 giảm 0.11%, chịu áp lực từ sức mạnh của JPY trong bối cảnh dòng tiền đổ vào nơi trú ẩn an toàn do căng thẳng ở Trung Đông
Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh

Cán cân thương mại của Nhật Bản đã giảm xuống mức thâm hụt 115.8 tỷ vào tháng 4, làm tăng rủi ro suy thoái cho nền kinh tế. Nhu cầu trong nước và bên ngoài yếu có thể hạn chế các khoản cược tăng lãi suất của BoJ và gây áp lực lên nhu cầu JPY. AUD/USD phải đối mặt với rủi ro giảm giá vì dữ liệu tiền lương yếu có thể thúc đẩy kỳ vọng về việc RBA tiếp tục cắt giảm lãi suất trong quý này.
Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi

Hợp đồng tương lai S&P 500 đang giao dịch thấp hơn trước giờ mở cửa sau chuỗi tăng sáu phiên liên tiếp thử thách độ bền của đợt tăng giá. Home Depot chuẩn bị báo cáo EPS 3.59 USD trên doanh thu 39.1 tỷ USD; triển vọng có thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng của người tiêu dùng. Palo Alto Networks sẽ báo cáo sau giờ làm việc; định giá cao làm tăng sự tập trung vào hướng dẫn và tín hiệu nhu cầu.