Giá vàng hôm nay ngày 04/08: Vàng đi ngang chờ đợi bảng lượng phi nông nghiệp

Giá vàng hôm nay ngày 04/08: Vàng đi ngang chờ đợi bảng lượng phi nông nghiệp

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:17 04/08/2021

Vàng ít thay đổi trong ngày hôm qua khi mắc kẹt giữa các yếu tố dẫn dắt trái chiều.

Giá vàng hôm nay ngày 04/08: Vàng đi ngang chờ đợi bảng lượng phi nông nghiệp
Giá vàng hôm nay ngày 04/08: Vàng đi ngang chờ đợi bảng lượng phi nông nghiệp

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 04/08:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,680,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,735,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,666,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,735,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Không có tin tức mới nào đáng chú ý kể từ đầu tuần ngoại trừ việc ông Christopher Waller, một thành viên hội đồng thống đốc Fed cho biết "taper" có thể xảy ra vào tháng 10 nếu báo cáo việc làm tháng 8 và tháng 9 đạt trên 800,000 biên chế. Như vậy, bảng lương phi nông nghiệp sẽ là yếu tố then chốt trong việc lên kế hoạch cắt giảm QE của Fed, điều sẽ tác động rất xấu lên giá vàng. Tuy nhiên, áp lực làm phát lại đang giúp sức cho kim loại quý, điều nhiều người lo ngại nhất là tiền lương tăng lên do thiếu hụt lao động và giá nhà bùng nổ, cả 2 yếu tố đều có thể tác động lớn đến chỉ số CPI và có tính bền vững hơn nhiều. Lạm phát tăng lên sẽ là điều kiện lý tưởng cho vàng khi các nhà đầu tư sẽ phái tái phân bổ danh mục để phòng hộ rủi ro lạm phát và bên cạnh đó, lợi suất thực tiếp tục giảm sâu cũng hộ trợ kim loại quý. 

Tính đến 09:00 sáng ngày 04/08, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,813/oz 

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 26.6.2021

Ngày 26/06, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 15,440 - 21,010 VND/lít tại vùng 1, từ 15,850 - 21,430 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 15,050 VND/lít và vùng 2 là 15,350 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Dầu thô tiếp tục sụt giảm trong ngày hôm qua có lúc xuống mức 69.2 USD/thùng khi sự lây lan của biến thể Delta vẫn làm xấu đi triển vọng nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Gần một nửa trong số 32 tỉnh của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát mới nhất, với 5% nhu cầu dầu ngắn hạn trên toàn thế giới có khả năng gặp rủi ro, theo tính toán của China National Petroleum Corp. Tin tức sau đó về các tàu chở dầu gặp nạn và bị tấn công tại vịnh Oman cũng như tâm lý ưa rủi ro cải thiện đã giúp ổn định giá dầu thô. 

  • Tính đến 09:00 sáng ngày 02/08, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $70.26/thùng, giảm 0.43%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất tăng 0.01% lên mức 72.31$/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

VN-Index tăng 1.39%, lên mức 1,332.44 điểm; HNX-Index tăng 1.33%, đạt mức 319.13 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 617 triệu đơn vị, tăng 5.32% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 10.19%, đạt hơn 113 triệu đơn vị. Khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 161 tỷ đồng, mua ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 9 tỷ đồng.

Chứng khoán châu Á ổn định vào thứ Tư khi Trung Quốc kìm hãm những gã khổng lồ công nghệ của họ và sự lan rộng của biến thể Delta Covid-19 kìm hãm tâm lý thị trường. Báo cáo thu nhập mạnh mẽ đã đẩy cổ phiếu của Hoa Kỳ và châu Âu lên mức cao nhất mọi thời đại, vượt qua sự lây lan của biến thể Covid-19 cũng như bùng nổ lạm phát do các yếu tố tắc nghẽn liên quan đến đại dịch. Trong khi đó, tâm trạng ở châu Á ảm đạm hơn trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng quy định và tỷ lệ tiêm chủng chậm lại đang làm trì hoãn quá trình mở cửa kinh tế trên toàn khu vực.

Dow Jones: 35116.41 (tăng 0.8%)

S&P 500: 4,423.16 (tăng 0.82%)

Nasdaq: 14761.29 (tăng 0.55%)

DAX: 15555.08 (giảm 0.09%)

Stoxx 50: 4117.94 (tăng 0.03%)

NIKKEI 225: 27635.78 (giảm 0.02%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 04/08):

USD hầu như không đổi trong ngày hôm qua khi phục hồi mạnh mẽ vào phiên Mỹ sau khi bị bán tháo trước đó. Ngày hôm qua không có tin tức nào đáng chú ý ngoại trừ RBA đã thể hiện thái độ "hawkish" hơn so với kỳ vọng thị trường. RBA vẫn sẽ giữ nguyên kế hoạch cắt giảm chương trình mua tài sản và cho rằng tác động từ dịch bệnh sẽ sớm qua đi, nền kinh tế sau đó sẽ tăng tốc. Mức hỗ trợ 91.92 của chỉ số DXY vẫn đang khá vững vàng, yếu tố dẫn dắt chính lúc này vẫn sẽ là thời điểm "taper" của Fed. Ông Christopher Waller, một thành viên hội đồng thống đốc Fed cho biết "taper" có thể xảy ra vào tháng 10 nếu báo cáo việc làm tháng 8 và tháng 9 đạt trên 800,000 biên chế. Đây rõ ràng là một bước tiến lớn vì Fed đã đưa ra các tiêu chí cụ thể hơn, bảng lương phi nông nghiệp cuối tuần này sẽ vô cùng đáng chú ý.

USD/VND:  22,855.00 - 23,055.00 (tăng 5 đồng)

EUR/VND: 26,822.66 - 27,936.23 (giảm 27 đồng)

GBP/VND: 31,417.41 - 32,402.50 (giảm 108 đồng)

JPY/VND:  206.18 - 21214.835.17 (giảm 0.34 đồng)

CHF/VND: 24,956.85 -  25,739.37 (tăng 11 đồng)

AUD/VND: 16,604.83 - 17,224.28 (giảm 99 đồng)

CAD/VND: 18,122.42 - 18,690.65 (giảm 22 đồng)

Tổng hợp

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu với nhiều loại đất hiếm hơn

Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nghị viện châu Âu can thiệp vào cuộc đàm phán thương mại với Trump

Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Châu Âu khởi đầu tuần tích cực nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại; doanh số bán lẻ Đức gây lo ngại

Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ