Giá dầu lao dốc trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt cùng nhu cầu suy yếu

Giá dầu lao dốc trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt cùng nhu cầu suy yếu

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:23 03/05/2024

Giá dầu đang hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Hai do các dấu hiệu cho thấy rủi ro địa chính trị ở Trung Đông giảm bớt và nhu cầu nhiên liệu suy yếu trên toàn thị trường.

Dầu Brent giao dịch dưới 84 USD/thùng, giảm hơn 6% trong tuần. Trong khi đó, dầu thô WTI đang ở mức gần 79 USD/thùng. Hamas đang cân nhắc đề xuất ngừng bắn tạm thời với Israel và cử đại diện đến Ai Cập để tiếp tục đàm phán. Bên cạnh đó, dữ liệu của Mỹ cho thấy nhu cầu xăng dầu đang giảm sút trước mùa du lịch hè, vốn là thời điểm tiêu thụ nhiên liệu thường tăng cao.

Giá dầu đang lao dốc và hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Hai

Giá dầu đã giảm khoảng 10% so với mức cao nhất 5 tháng hồi giữa tháng Tư. Nguyên nhân là do những hậu quả từ cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của Iran vào Israel và Washington thúc đẩy chấm dứt xung đột ở Gaza. Bên cạnh đó, việc dự trữ dầu thô Mỹ bất ngờ tăng vọt vào thứ Tư đã châm ngòi cho sự sụt giảm của các hợp đồng tương lai, càng làm gia tăng lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu - và sự yếu kém của các thị trường sản phẩm như dầu diesel và xăng dầu.

"Với việc Israel dường như sẵn sàng chấp thuận một thỏa thuận trao đổi con tin, thì yếu tố địa chính trị - yếu tố tác động đẩy giá dầu lên - đang nhanh chóng bị loại bỏ khỏi giá cả", theo Robert Rennie, Giám đốc chiến lược hàng hóa và carbon tại Westpac Banking "Khó có thể thấy giá dầu Brent vượt xa vùng 90-95 USD. Thêm vào đó, việc giá giảm xuống dưới 85 USD cho thấy đỉnh giá quan trọng có thể đã đạt được."

Giá dầu giảm mạnh đã làm dấy lên đồn đoán rằng OPEC+ sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng. Theo khảo sát của Bloomberg, gần 90% thương nhân và nhà phân tích dự đoán tổ chức này sẽ duy trì hạn chế sản xuất trong cuộc họp vào ngày 1/6. Tuy nhiên, có khả năng bất đồng nội bộ tại cuộc họp, sau khi công ty dầu mỏ chủ chốt của UAE tuyên bố họ đã nâng cao năng lực sản xuất. Điều này sẽ củng cố lập trường của UAE, yêu cầu được phép bơm thêm dầu.

Trong cuộc họp báo cáo thu nhập vào thứ Năm, Giám đốc tài chính của Shell Plc, Sinead Gorman cho biết, OPEC "sẽ tạo ra sự khác biệt về cán cân cung- cầu". Điều này diễn ra sau cảnh báo của IEA vào tháng trước rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể rơi vào tình trạng thặng dư trở lại nếu nhóm này và các đồng minh nới lỏng hạn chế nguồn cung khi nhu cầu giảm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng khi dự luật cắt giảm thuế của Mỹ làm dấy lên lo ngại tài chính

Giá vàng tăng khi dự luật cắt giảm thuế của Mỹ làm dấy lên lo ngại tài chính

Giá vàng tăng trong bối cảnh lo ngại gia tăng về tình hình tài chính của Mỹ sau khi Quốc hội thông qua dự luật thuế và chi tiêu đầy tranh cãi do Tổng thống Trump đề xuất. Động thái này có thể làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ nhu cầu vàng như tài sản trú ẩn. Đồng thời, rủi ro thuế quan mới từ Trump tiếp tục phủ bóng lên triển vọng kinh tế toàn cầu.
Thị trường năng lượng: Thị trường dầu mỏ ăn mừng ngày độc lập

Thị trường năng lượng: Thị trường dầu mỏ ăn mừng ngày độc lập

Thị trường tài chính và năng lượng đang phản ứng tích cực trước kỳ vọng vào các chính sách kinh tế của chính quyền Trump, trong bối cảnh nguồn cung dầu diesel khan hiếm và thời tiết cực đoan có thể ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam nước Mỹ trong dịp Lễ Độc lập 4/7.
Giá dầu suy yếu do tồn kho Mỹ tăng, thị trường chờ tín hiệu từ báo cáo việc làm

Giá dầu suy yếu do tồn kho Mỹ tăng, thị trường chờ tín hiệu từ báo cáo việc làm

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng ngoài dự đoán, làm dấy lên nghi ngại về nhu cầu trong bối cảnh mùa lái xe cao điểm. Nhà đầu tư đang theo dõi sát báo cáo việc làm Mỹ để đánh giá triển vọng lãi suất và tác động tới tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ