Giá dầu giảm trước lo ngại nhu cầu ảm đạm của Trung Quốc

Giá dầu giảm trước lo ngại nhu cầu ảm đạm của Trung Quốc

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

10:59 07/11/2023

Giá dầu giảm hôm thứ Ba do lo ngại về nhu cầu ảm đạm ở Trung Quốc, khi các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu thương mại được công bố vào cuối ngày để đánh giá.

Giá dầu thô Brent giảm 23 cent, tương đương 0.3%, xuống còn 84.95 USD/thùng trong khi giá dầu WTI giao dịch quanh mức mức 80.59 USD/thùng, giảm 23 cent, tương đương 0.3%.

Giá cả hai loại dầu đều tăng khoảng 30 cent vào thứ Hai sau khi các nhà xuất khẩu hàng đầu Ả Rập và Nga cam kết cắt giảm sản lượng dầu thêm cho đến cuối năm nay.

Ông Toshitaka Tazawa, nhà phân tích tại Fujitomi Securities, cho biết “giá dầu được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng liên tục của Ả Rập và Nga vào ngày hôm trước nhưng các nhà đầu tư đã chú ý hơn về nhu cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc”.

Trung Quốc ghi nhận cán cân thương mại chỉ thặng dư 405 tỷ CNY, trong khi đó kỳ vọng ban đầu là 600 tỷ CNY. Nước này cũng sẽ công bố chỉ số CPI vào thứ Năm.

Ông Tazawa cho biết: “Sẽ có biến động với giá dầu hiện tại trong thời gian tới. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thu thập tin tức từ cả hai phía cung và cầu”.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẽ xem xét "tạm dừng chiến thuật" ở Gaza để tạo điều kiện cho viện trợ hoặc việc trả tự do cho các con tin nằm trong tay Hamas, nhưng một lần nữa bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn bất chấp áp lực quốc tế ngày càng tăng.

Bộ năng lượng Ả Rập Saudi cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng/ngày, chuyển sang sản xuất khoảng 9 triệu thùng/ngày trong tháng 12.

Moscow cũng tuyên bố sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thêm 300,000 thùng/ngày từ xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu mỏ cho đến cuối tháng 12.

Cũng về phía nguồn cung, PDVSA thuộc sở hữu của Venezuela đang đàm phán với các công ty dầu mỏ trong và ngoài nước để thuê thiết bị và dịch vụ cho phép họ phục hồi sản lượng suy giảm, một số nguồn tin trong cuộc họp cho hay, sau khi Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với nước này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu ổn định sau thoả thuận thương mại Mỹ-Nhật

Giá dầu ổn định sau thoả thuận thương mại Mỹ-Nhật

Giá dầu ổn định khi thị trường chứng khoán tiến gần đến mức cao nhất mọi thời đại nhờ tin tức về tiến triển tiềm năng trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu, bù đắp cho những dấu hiệu ban đầu của một thị trường vật chất đang suy yếu.
Vàng giảm giá sau thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật

Vàng giảm giá sau thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật

Giá vàng hôm nay giảm đáng kể sau tin tức về một thỏa thuận thương mại đột phá giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, điều này đã làm mới lại niềm tin của nhà đầu tư về khả năng giải quyết các căng thẳng thương mại đang diễn ra với các đối tác lớn khác trước thời hạn quan trọng ngày 1 tháng 8.
Giá dầu tăng nhờ tiến triển thương mại Mỹ-EU và tồn kho dầu Mỹ giảm mạnh

Giá dầu tăng nhờ tiến triển thương mại Mỹ-EU và tồn kho dầu Mỹ giảm mạnh

Giá dầu tăng trong phiên thứ Năm do kỳ vọng tích cực từ các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU, bên cạnh báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm gấp đôi so với dự báo. Tuy nhiên, sự bất định từ đàm phán Mỹ-Trung và căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục là yếu tố kìm hãm đà tăng. Các diễn biến địa chính trị và chính sách trừng phạt mới từ Mỹ và EU đối với dầu Nga cũng đang làm gia tăng sự thận trọng của thị trường.
Giá bạc chạm đỉnh 14 năm giữa lo ngại thuế quan và nhu cầu đầu tư tăng

Giá bạc chạm đỉnh 14 năm giữa lo ngại thuế quan và nhu cầu đầu tư tăng

Giá bạc giao ngay đã tăng lên mức 39.40 USD/oz – cao nhất trong gần 14 năm – nhờ lo ngại về thuế quan của Mỹ, dấu hiệu căng thẳng trên thị trường giao ngay và sức hút đầu tư ngày càng lớn. Bạc đã vượt vàng về mức tăng kể từ đầu năm, khi được xem là lựa chọn thay thế hợp lý hơn. Dù triển vọng tăng giá vẫn được duy trì, một số chuyên gia cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trước khi tiếp tục xu hướng đi lên vào năm tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ