Fed tăng lãi suất - Kẻ đâm sau lưng USD?

Fed tăng lãi suất - Kẻ đâm sau lưng USD?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

20:55 08/02/2022

Ban đầu, tưởng rằng sẽ tạo động lực bứt phá, chiến dịch tăng lãi suất của Fed đã trở thành kẻ thù số một của đồng đô la.

Dù logic thường thấy là lợi suất tăng thì đô la tăng, giới trader giờ đang đặt cược rằng đợt thắt chặt chính sách này của Fed sẽ kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu quyền chọn mua USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng, khi đồng tiền này xoá toàn bộ đà tăng từ đầu năm. Do vậy, một số chú bò USD như Morgan Stanley, BofA hay Citigroup đang ở thế thủ.

“Đường cong lợi suất phẳng cho thấy thị trường đang nghĩ chu kỳ tăng lãi suất này sẽ hãm lại tăng trưởng kinh tế trong tương lai gần,” theo Jane Foley, trưởng bộ phận giao dịch ngoại hối tại Rabobank London. “Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới USD trong phần còn lại của năm nay.”

Đồng đô la thường biến động cùng với nền kinh tế. Lý thuyết đồng đô la cười cho rằng sức mạnh của USD thường sẽ theo sau sự vượt trội của kinh tế Mỹ hoặc nhu cầu tài sản phòng hộ tăng. Đồng bạc xanh đã bứt phá trong thời gian chứng khoán chao đảo tháng Một, nhưng giờ đã đánh mất hoàn toàn phần tăng đó, không thể hưởng lợi từ kỳ vọng thắt chặt của Fed.

Các tín hiệu khác cũng cho thấy nhu cầu USD đi xuống. Tỷ lệ giữa quyền chọn mua-bán kỳ hạn 1 tháng của USD so với các đồng tiền khác đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Năm; giới đầu tư có vẻ như không còn sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để đánh cược vào đà tăng của đô la.

Dù các vị thế đầu cơ vẫn đang mạnh nhất kể từ năm 2019, các quỹ sử dụng đòn bẩy đã bắt đầu cắt bớt vị thế. Với việc thị trường tiền tệ đang định giá một lần tăng lãi suất trong tháng Ba, khả năng Fed triển khai gần như đã là chắc chắn. Và một số nhà đầu tư cho rằng lần tăng đó đã được phản ánh vào giá, khiến USD có vẻ đã tăng quá cao.

Tài sản an toàn mất sức hút?

Trong giai đoạn chứng sập nửa sau tháng Một, chỉ số đô la Bloomberg tăng 2%, nhưng tới giờ đã mất toàn bộ mức tăng từ đầu năm tới giờ. Với việc USD tăng chủ yếu do bất ổn thị trường, chứ không phải kỳ vọng lãi suất, đây có thể là tín hiệu giới đầu tư FX ít quan tâm hơn tới giao dịch ăn chênh lệch lãi suất, mà là về lập trường hawkish của Fed có ý nghĩa gì tới nền kinh tế.

Trong tháng Một, chênh lệch lợi suất 2-10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Một số phần trong đó, đặc biệt là ở lợi suất ngắn hạn, có thể do triển vọng lãi suất, nhưng đường cong lợi suất phẳng dần có thể là lời cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ không còn mạnh như kỳ vọng.

“Thị trường chưa chuẩn bị cho việc thu hẹp bảng cân đối kế toán,” Clifton Hill, quản lý danh mục tại Acadian Asset Management cho biết. “Ta phải điều chỉnh lại, và khi đã có rất nhiều thứ được phản ánh vào giá USD, thị trường bắt đầu tập trung vào ảnh hưởng tới tăng trưởng.”

Dù không phải chắc chắn, nhưng có khả năng kinh tế Mỹ đang chậm lại. Tâm lý người tiêu dùng tháng Một giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ, khi lạm phát và Omicron khiến triển vọng lu mờ.

Vẫn còn cười

Stephen Jen, CEO của Eurizon Slj Capital, không tin vào điều đó. Ông nghĩ lợi suất thực âm và thu nhập doanh nghiệp tốt sẽ có lợi cho tăng trưởng, tạo cơ hội cho USD bứt phá.

“Bạn có thể nhận ra được khi tôi cho rằng ta đang ở phía bên phải của nụ cười trước tình hình lạm phát này,” Jen nói thêm.

Dù đô la vẫn chưa bước vào xu hướng giảm rõ rệt, lợi suất cao vẫn chưa tạo nhiều hỗ trợ, theo Steven Englander, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường ngoại hối tại Standard Chartered.

“Triển vọng của thị trường và tăng trưởng kinh tế là một yếu tố giữ đường cong phẳng. Giới đầu tư không muốn tất tay đánh xuống USD khi Fed vẫn đang ở đó, nhưng cũng không bận tâm đánh lên kể cả khi lợi suất đang tăng.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đâu là chìa khoá thành công của Warren Buffet?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Đâu là chìa khoá thành công của Warren Buffet?

Báo cáo khảo sát ISM ngành dịch vụ tháng Tư vừa được công bố đã vượt xa dự báo của giới phân tích, minh chứng cho sự phát triển bền vững của khu vực dịch vụ Hoa Kỳ. Xét trên vĩ mô, dữ liệu này củng cố thêm luận điểm về sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, các chỉ báo tiêu cực đã xuất hiện: chỉ số giá chi trả đã tăng vượt mức dự đoán, trong khi chỉ số việc làm suy giảm tháng thứ hai liên tiếp. Các yếu tố này cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn của tình trạng đình lạm - hiện tượng kinh tế vừa trì trệ vừa lạm phát.
Tổng thống Trump siết chặt tài trợ liên bang, châu Âu chi nửa tỷ Euro lôi kéo nhân tài khoa học toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Trump siết chặt tài trợ liên bang, châu Âu chi nửa tỷ Euro lôi kéo nhân tài khoa học toàn cầu

Trong một diễn biến đáng chú ý trên chính trường quốc tế, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về chính sách khoa học hiện tại của Hoa Kỳ. Vị nguyên thủ Pháp cảnh báo rằng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt mà Tổng thống Trump áp dụng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học Hoa Kỳ không chỉ gây nguy hại cho nền kinh tế mà còn đe dọa nền dân chủ Mỹ.
Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức

Friedrich Merz sắp đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Đức, hiện thực hóa khát vọng cả đời trong bối cảnh biến động sâu sắc về kinh tế và địa chính trị đối với nền kinh tế dẫn đầu châu Âu. Chính trị gia 69 tuổi thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Hai và thiết lập liên minh chiến lược với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) để hình thành chính phủ đa số, sẽ trở thành vị Thủ tướng thứ 10 của Đức thời hậu chiến sau cuộc bỏ phiếu quyết định tại Quốc hội Liên bang (Bundestag) vào thứ Ba.
Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần hé lộ những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng sự bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ