Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục

Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:38 22/02/2023

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đổ xô mua lại cổ phiếu nhằm tăng giá trị thị trường.

Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục
Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang ngày càng dựa vào hoạt động mua lại cổ phiếu nhằm tăng giá trị thị trường, khi chính sách thắt chặt tham vọng nhất của Fed trong nhiều thập kỷ khiến giới đầu tư không còn mấy mặn mà đối với cổ phiếu.

Theo ước tính của Howard Silverblatt tại S&P Dow Jones Indices, các công ty trong S&P 500 đã mua lại ít nhất 936 tỷ USD cổ phiếu vào năm 2022, gấp 1.6 lần so với 565 tỷ USD mà họ trả dưới dạng cổ tức. Đó là khoản mua lại mang giá trị cao nhất kể từ đầu thiên niên kỷ.

Trên thực tế, mỗi đô la được trả dưới dạng cổ tức sẽ tương ứng với 1.66 đô la khi mua lại cổ phần. Tỷ lệ đó chạm mức cao nhất là 2.39 vào năm 2007 trước khủng hoảng tài chính. Hoạt động mua lại cổ phiếu đã tăng đáng kinh ngạc - 72% kể từ cuối năm 2020, so với tốc độ tăng trưởng 20% của cổ tức. Nguyên nhân đến từ việc ban điều hành các doanh nghiệp đã quyết định hỗ trợ giá trị cổ phiếu khi chứng khoán bị ảnh hưởng do Fed tăng lãi suất thêm tổng cộng 450 điểm cơ bản trong chu kỳ này.

Nếu không có hoạt động mua lại, S&P 500 - vốn đã giảm hơn 19% vào năm ngoái - có lẽ sẽ còn giảm sâu hơn nữa. Trên thực tế, người ta cho rằng hoạt động mua lại đã là nguồn cầu vốn chủ sở hữu lớn nhất của Hoa Kỳ trong vài năm nay.

Các hoạt động mua lại trong năm nay có còn mạnh như năm trước hay không sẽ là một câu hỏi khó trả lời do Mỹ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt 1% đối với giá trị mua lại của công ty từ ngày 1 tháng 1. Cũng có những dấu hiệu cho thấy Fed có thể phải tăng lãi suất cơ bản lên tới 6% nếu nền kinh tế tiếp tục phục hồi như được bây giờ, được thể hiện qua sự sụt giảm trong tỷ lệ thất nghiệp và sự gia tăng doanh số bán lẻ gần đây.

Warren Buffett thường lên tiếng ủng hộ việc mua lại, nhận xét rằng đó có lẽ là cách sử dụng tiền mặt tốt nhất “khi cổ phiếu có thể được mua dưới giá trị kinh doanh của nó”. Tuy nhiên, khi tính tổng giá trị vốn hóa thị trường với nhóm Wilshire 5000 của chứng khoán Hoa Kỳ, đem so với tổng sản phẩm quốc nội của nước này thì nó vẫn khá cao ở mức 159%. Do vậy, có thể không chắc chắn khi cho rằng toàn bộ cổ phiếu bị định giá thấp.

Cổ tức có thể là một hình thức chi trả vượt trội cho các cổ đông đang tìm cách tối đa hóa lợi nhuận trên vốn, điều này cũng sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ.

Hoạt động mua lại nhiệt tình vào năm ngoái cho thấy rằng khi thị trường cổ phiếu gặp khó khăn, các giám đốc điều hành sẽ lao vào giải cứu vốn hóa thị trường đang lao dốc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên lưu ý rằng khả năng các doanh nghiệp Mỹ dùng tiền mặt đỡ giá cổ phiếu không phải là vô tận, đặc biệt là nếu lãi suất tiếp tục tăng cao hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ripple và SEC đang dàn xếp kiện tụng, XRP tăng vọt lên đỉnh 10 ngày; BTC ở mức 102k USD
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ripple và SEC đang dàn xếp kiện tụng, XRP tăng vọt lên đỉnh 10 ngày; BTC ở mức 102k USD

XRP tăng vọt 9.43% lên 2.3273 đô la khi SEC đệ đơn yêu cầu dàn xếp vụ kiện với Ripple, thúc đẩy sự tự tin của nhà đầu tư. Động thái tiếp theo của XRP phụ thuộc vào phán quyết của tòa án, cập nhật ETF và các xu hướng vĩ mô rộng hơn bao gồm các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Dự báo USD/JPY và AUD/USD: Chú trọng vào thương mại Trung Quốc và chủ trương của Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Dự báo USD/JPY và AUD/USD: Chú trọng vào thương mại Trung Quốc và chủ trương của Fed

Chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản tăng 2.1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3, làm hồi sinh hy vọng về triển vọng lãi suất hawkish hơn của BoJ. Tiêu dùng tư nhân tăng, chiếm 60% GDP, có thể thúc đẩy lạm phát và hỗ trợ sức mạnh của đồng Yên. Dữ liệu thương mại tháng 4 của Trung Quốc có thể quyết định động thái của AUD/USD trước các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Mỹ - Anh bắt tay: Chiến thắng chính trị nhưng lại thua thiệt kinh tế?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Mỹ - Anh bắt tay: Chiến thắng chính trị nhưng lại thua thiệt kinh tế?

Hiệp định thương mại được chính quyền Trump công bố với Vương quốc Anh đã tạo ra một tia sáng cho các nhà đầu tư, người tiêu dùng và đối tác thương mại đang chờ đợi dấu hiệu hữu hình đầu tiên về việc rút lui khỏi "cơn bão" đe dọa thuế quan vào tháng 4. Nhưng thực tế về những gì được công bố vào thứ Năm lại không giống với những lời lẽ siêu phàm tuôn ra từ Phòng Bầu dục.
Nhật Bản đối mặt khủng hoảng thương mại 2025: Sẽ thành công hay thất bại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhật Bản đối mặt khủng hoảng thương mại 2025: Sẽ thành công hay thất bại?

Cuộc khủng hoảng thương mại năm 2025 đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu, và Nhật Bản không phải là ngoại lệ. Trong khi nhiều công ty Nhật Bản đã xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc qua nhiều năm, sự thay đổi nhanh chóng của trật tự toàn cầu và các chính sách bảo hộ của Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ khiến quốc gia này đối mặt với thử thách lớn.
Nền kinh tế Mỹ kiên cường có thể chống chọi với cú sốc thuế quan của Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nền kinh tế Mỹ kiên cường có thể chống chọi với cú sốc thuế quan của Trump không?

Việc cựu Tổng thống Donald Trump tái khởi động cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc đang làm dấy lên lo ngại về một cú sốc thương mại mới đối với kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, với nền tảng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và khả năng thích ứng linh hoạt của chuỗi cung ứng toàn cầu, giới phân tích cho rằng nền kinh tế Mỹ đủ sức chống chọi, miễn là chính sách không tiếp tục trượt dài theo hướng cực đoan và khép kín.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ