Fed đã xả hết đạn cùng một lúc!

Fed đã xả hết đạn cùng một lúc!

15:33 16/03/2020

Fed đã bắn tất cả các phát đạn cùng một lúc!

Rạng sáng nay, Fed đã công bố một gói kích thích kinh tế khổng lồ bao gồm các biện pháp được thiết kế để giảm thiểu thiệt hại kinh tế chịu ảnh hưởng bởi sự bùng phát của Corona virus. Đáng chú ý nhất, Fed đã cắt giảm biên độ lãi suất liên bang 100 điểm phần trăm xuống mức 0%-0.25%. Fed sẽ thực hiện mua trái phiếu Chính phủ trị giá 500 tỷ đô la và mua Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) trị giá 200 tỷ đô la để hỗ trợ chức năng thị trường cho các loại hình tài sản này. Fed cũng công bố các biện pháp khác được thiết kế để hỗ trợ thanh khoản thị trường và dòng chảy tín dụng, được thảo luận chi tiết hơn dưới đây, liên quan đến nghiệp vụ cho vay chiết khấu, yêu cầu dự trữ bắt buộc, và thị trường swap với Ngân hàng Trung ương.

Nền kinh tế rõ ràng đang chịu một cú đả kích lớn và Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) không có lý do gì để phải chờ đợi cho đến cuộc họp thường kỳ ​​tiếp theo dự kiến diễn ra vào thứ Tư này, mà giờ là lúc phải cung cấp càng nhiều hỗ trợ, và càng sớm càng tốt. Fed bây giờ có thể coi như hết “đạn”. Họ đã làm những gì họ có thể làm, và khó có thể làm gì hơn thế. Đành rằng vẫn còn sót lại một vài công cụ trong tầm xử lý của Fed, như mua thêm tài sản hoặc tăng cường định hướng thị trường tiền tệ (forward guidance) trong trường hợp lãi suất dài hạn bị đánh giá là quá cao.

Powell cũng đề xuất rằng các khoản vay theo điều khoản 13.3 của Đạo luật Dự trữ Liên bang (khoản cho vay của Fed cho các tổ chức phi tài chính) vẫn là một phần của kế hoạch. Công cụ này lần cuối được sử dụng là dành cho chương trình Cơ sở cho vay Chứng khoán có Tài sản đảm bảo theo Kỳ hạn (*TALF), sự tham gia của Kho bạc là rất quan trọng. Về vấn đề đó, không ngạc nhiên khi Powell có những phát biểu mạnh mẽ từ trước tới nay, cho rằng sự hỗ trợ chủ động của chính sách tài khóa luôn là phù hợp vào những thời điểm như thế này, kể cả trong quá khứ. Kể từ tối chủ nhật, Fed đã không còn bị buộc tội vì đã không làm hết sức có thể để giúp đỡ nền kinh tế. Còn phản ứng đến từ chính sách tài khóa cho đến nay vẫn chưa làm được điều tương tự.

*TALF: Cơ sở cho vay Chứng khoán có Tài sản đảm bảo theo Kỳ hạn là một chương trình do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tạo ra vào tháng 11 năm 2008 để thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng nhằm giúp khởi động nền kinh tế. Điều này đã được thực hiện thông qua việc phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (asset-backed securities). Tài sản thế chấp cho các loại chứng khoán này bao gồm các khoản vay mua xe hơi, khoản vay cho sinh viên, vay thẻ tín dụng, cho vay thiết bị, cho vay tài chính các gói bảo hiểm, các khoản vay được đảm bảo bởi quản trị doanh nghiệp nhỏ, tạm ứng dịch vụ thế chấp nhà ở hoặc cho vay thế chấp thương mại. Việc hỗ trợ cho các khoản vay này đến từ các quỹ do Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cung cấp.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lạm phát Thụy Sĩ giảm về 0%: : SNB cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn vẫn đang do dự về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thụy Sĩ lại đang đối mặt với một nghịch lý đáng chú ý: lạm phát quay về ngưỡng 0%, thấp nhất kể từ năm 2020, khiến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể buộc phải hành động sớm hơn dự kiến.
Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường lao động Mỹ vượt kỳ vọng, trong khi Trung Quốc vật lộn với suy thoái trong vỏ bọc tăng trưởng

Sau số liệu GDP quý I gây bất ngờ tiêu cực và chuỗi báo cáo niềm tin tiêu dùng liên tục sụt giảm, giới đầu tư bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước trong trạng thái căng thẳng, chờ đợi báo cáo việc làm tháng 4 như một chỉ dấu quyết định về sức khỏe thực sự của nền kinh tế Mỹ.
Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng sau “ngày giải phóng” – thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ rúng động bởi làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sau những tuyên bố chính sách thương mại từ Tổng thống Donald Trump – Phố Wall đã chứng kiến một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Dù chính sách dưới thời Trump có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, nền tảng vững chắc về năng suất, vốn và công nghệ vẫn giúp duy trì khoảng cách tăng trưởng vượt trội so với châu Âu. Trong khi đó, châu Âu dù có dấu hiệu cải thiện, vẫn đối mặt với những giới hạn cấu trúc và rào cản cải cách khiến khả năng bắt kịp Mỹ trong trung hạn là rất thấp.
Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện đang triển khai những biện pháp tinh vi nhằm né tránh thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành thông qua việc chuyển hàng qua các quốc gia thứ ba để che đậy nguồn gốc xuất xứ thật.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ