EUR/USD vật lộn khi thị trường tìm cách giải quyết nhu cầu năng lượng

EUR/USD vật lộn khi thị trường tìm cách giải quyết nhu cầu năng lượng

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

20:08 12/10/2022

Đồng Euro đang bám víu vào các yếu tố "tiếp sức" ít ỏi từ thứ Tư và đợt bán tháo mạnh tuần trước, nhưng phía trước vẫn rất nhiều khó khăn đang chờ đợi.

Bối cảnh cơ bản vẫn còn ảm đạm trước cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU tại Praha. Họ muốn bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá năng lượng tăng cao khi bước vào mùa đông. Các nhà lãnh đạo Châu Âu hiện tại đang tìm cách để loại bỏ nguồn cung của Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và gây ra nhiều khó khăn về kinh tế.

IMF cho biết hôm thứ Ba rằng Eurozone sẽ trải qua đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất so với bất kỳ khu vực toàn cầu nào vào năm tới, với mức tăng trưởng chỉ đạt 0.5% theo dự báo của tổ chức này. IMF cũng dự đoán rằng cả Đức và Ý sẽ suy thoái vào năm 2023.

Đồng Euro có thể nhận được một chút hỗ trợ khi thị trường phản ứng với các kế hoạch kinh tế sắp tới của chính phủ. Tuy nhiên, lợi suất Eurozone đã tăng lên so với lợi suất TPCP Anh vào thứ Tư, theo Reuters.

Đồng Euro có thể trông đợi một số hỗ trợ từ việc tăng lãi suất tiếp theo từ ECB, nhưng với tình hình hiện tại của nền kinh tế Eurozone, hành động như vậy sẽ có rủi ro và USD vẫn có thể thống trị.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT EUR/USD

EUR/USD đã tiến gần đến đường xu hướng giảm thiết lập từ tháng Hai năm nay trên biểu đồ ngày.

Đợt sụt giảm mạnh từ tháng Sáu báo hiệu mức thấp nhất trong 20 năm vào cuối tháng 9, dưới 0.9500, sẽ hoạt động trở lại. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu cặp tiền có thể duy trì trên đường xu hướng tăng được hình thành từ những đáy đó hay không. Đường xu hướng đó xuất hiện tại 0.96880 vào thứ Tư, với mức đóng cửa hàng ngày bên dưới đường đó sẽ báo hiệu đợt test lại các mức đáy quan trọng.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản đối mặt khủng hoảng thương mại 2025: Sẽ thành công hay thất bại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhật Bản đối mặt khủng hoảng thương mại 2025: Sẽ thành công hay thất bại?

Cuộc khủng hoảng thương mại năm 2025 đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu, và Nhật Bản không phải là ngoại lệ. Trong khi nhiều công ty Nhật Bản đã xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc qua nhiều năm, sự thay đổi nhanh chóng của trật tự toàn cầu và các chính sách bảo hộ của Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ khiến quốc gia này đối mặt với thử thách lớn.
Nền kinh tế Mỹ kiên cường có thể chống chọi với cú sốc thuế quan của Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nền kinh tế Mỹ kiên cường có thể chống chọi với cú sốc thuế quan của Trump không?

Việc cựu Tổng thống Donald Trump tái khởi động cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc đang làm dấy lên lo ngại về một cú sốc thương mại mới đối với kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, với nền tảng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và khả năng thích ứng linh hoạt của chuỗi cung ứng toàn cầu, giới phân tích cho rằng nền kinh tế Mỹ đủ sức chống chọi, miễn là chính sách không tiếp tục trượt dài theo hướng cực đoan và khép kín.
Pimco cảnh báo: Nhà đầu tư đang đánh giá sai quyết tâm của Donald Trump về thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Pimco cảnh báo: Nhà đầu tư đang đánh giá sai quyết tâm của Donald Trump về thuế quan

Các nhà đầu tư đang đánh giá thấp quyết tâm của Donald Trump trong việc khôi phục các khoản thuế quan “khủng” đã gây chao đảo thị trường vào tháng trước, gã khổng lồ trái phiếu Pimco đã cảnh báo, khi giám đốc đầu tư của họ cho biết rủi ro suy thoái hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều năm.
Ngân hàng Trung ương Anh có thể đón đầu xu hướng với việc cắt giảm lãi suất 50 bps
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương Anh có thể đón đầu xu hướng với việc cắt giảm lãi suất 50 bps

Cuộc họp về chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vào thứ Năm đi kèm với một đánh giá kinh tế hàng quý. Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) sẽ có những triển vọng mới nhất về nền kinh tế và lạm phát trong tầm tay. Mọi thứ đang dần trở nên rõ ràng, và tất cả đều cho thấy sự chậm lại — bao gồm cả việc tăng giá tiêu dùng và tăng trưởng.
Trật tự kinh tế toàn cầu cũ đã không còn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trật tự kinh tế toàn cầu cũ đã không còn

Trật tự kinh tế toàn cầu do Mỹ dẫn dắt đang dần sụp đổ, để lại khoảng trống quyền lực mà Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác buộc phải suy nghĩ lại cách thích nghi. Khi Mỹ rút khỏi vai trò “người cân bằng cuối cùng”, cuộc chiến thương mại Mỹ–Trung không chỉ là vấn đề thuế quan hay xuất nhập khẩu, mà phản ánh sự rạn nứt sâu sắc của hệ thống toàn cầu vốn dựa trên hợp tác và điều phối vĩ mô.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ