EUR/USD giảm sâu trước cuộc khủng hoảng năng lượng

EUR/USD giảm sâu trước cuộc khủng hoảng năng lượng

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

16:35 18/08/2022

Tập đoàn Uniper của Đức công bố khoản lỗ 12 tỷ EUR trong 6 tháng đầu năm 2022 khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở quốc gia này kéo dài. Công ty đã được nhà nước cung cấp gói cứu trợ 15 tỷ EUR vào tháng 7 - cho 30% cổ phần của công ty - để cố gắng duy trì hoạt động khi dòng khí đốt Nga giảm mạnh.

Biên bản FOMC ngày hôm qua cho thấy FED vẫn tăng lãi suất hơn nữa cho đến lúc thích hợp. Biên bản này không có nhiều tác động và đồng USD vẫn được hỗ trợ nhờ lãi suất ngắn hạn bật tăng. Các thị trường hiện đang hướng tới Hội nghị Jackson Hole tuần tới để thu nhập thêm thông tin từ Fed.

Đồng USD hôm nay chạm mức cao nhất trong ba tuần. Đồng bạc xanh vẫn được hỗ trợ bởi lợi suất TPCP ngắn hạn với TPCP 2 năm lên tới mốc 3.29%, mức cao nhất kể từ giữa tháng Sáu.

EUR/USD Slides Further on Energy Woes and US Dollar Flex

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters trong tuần này, Isabel Schnabel, thành viên ban điều hành ECB, cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng trong khối sẽ tiếp tục chậm lại và có thể gây ra suy thoái, Đức có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bà Schnabel cho rằng áp lực lạm phát vẫn sẽ tiếp tục trong một thời gian, trong khi kỳ vọng lạm phát cũng có thể bị hạ thấp.

EUR/USD vẫn ở xu hướng giảm trong các tháng tới và với rất ít hỗ trợ cơ bản hoặc kỹ thuật, cặp tiền này sẽ test ngang giá một lần nữa. Vùng hỗ trợ giữa 1.0100 - 1.0120 có thể khiến đà giảm chững lại, nhưng khả năng test lại mốc 1.000 và mức 0.99523 là rất cao.

Biểu đồ EUR/USD (D1)

EUR/USD Slides Further on Energy Woes and US Dollar Flex

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trật tự kinh tế toàn cầu cũ đã không còn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trật tự kinh tế toàn cầu cũ đã không còn

Trật tự kinh tế toàn cầu do Mỹ dẫn dắt đang dần sụp đổ, để lại khoảng trống quyền lực mà Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác buộc phải suy nghĩ lại cách thích nghi. Khi Mỹ rút khỏi vai trò “người cân bằng cuối cùng”, cuộc chiến thương mại Mỹ–Trung không chỉ là vấn đề thuế quan hay xuất nhập khẩu, mà phản ánh sự rạn nứt sâu sắc của hệ thống toàn cầu vốn dựa trên hợp tác và điều phối vĩ mô.
Không thể có giải pháp nhanh chóng nào cho rạn nứt thương mại Mỹ - Trung
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Không thể có giải pháp nhanh chóng nào cho rạn nứt thương mại Mỹ - Trung

Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào tình trạng đình trệ nghiêm trọng, với mức thuế cao ngất ngưởng, khiến việc phục hồi không dễ dàng. Mặc dù có thể đạt được một số thỏa thuận giảm thuế, nhưng mức thuế vẫn sẽ cao hơn nhiều so với đầu năm và sẽ không thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề cơ bản gây căng thẳng giữa hai nền kinh tế này. Những thay đổi lâu dài về mô hình tăng trưởng, cạnh tranh chiến lược và các vấn đề địa chính trị sẽ là rào cản lớn trong việc đạt được một thỏa thuận toàn diện.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ