Doanh nghiệp Nhật Bản không còn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc

Doanh nghiệp Nhật Bản không còn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

19:03 22/11/2023

Số lượng công ty Nhật Bản có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, do căng thẳng địa chính trị và sự phục hồi kinh tế chậm chạp tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo khảo sát trong báo cáo thường niên của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), trong số 710 công ty, chỉ có 27.7% cho biết sẽ tăng cường hoạt động ở Trung Quốc trong một đến hai năm tới, lần đầu tiên tỷ lệ này giảm xuống dưới 30%, phản ánh sự suy giảm đột ngột về nhu cầu mở rộng quy mô của các công ty Nhật Bản đối với đối tác thương mại lớn nhất của mình, so với con số hơn 40% trong hai năm trước.

Triển vọng kinh tế ảm đạm của Trung Quốc là một trong những lý do khiến sự quan tâm giảm dần. Một số công ty cho rằng doanh số bán hàng giảm do nhu cầu ít hơn, trong khi những công ty khác cho rằng tương lai không chắc chắn đối với doanh số bán ô tô ở Trung Quốc. Đặc biệt, rủi ro địa chính trị trong nước ngày càng rắc rối, gây ra nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp lớn.

Sự quan tâm thấp hơn với Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với khoảng 3/4 công ty Nhật Bản ở Ấn Độ mong muốn mở rộng kinh doanh, trong khi gần 70% công ty ở Brazil cho biết họ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện. Theo báo cáo của JETRO, tâm lý được cải thiện ở các quốc gia này có thể là do sự bùng nổ nhu cầu về ô tô và các sản phẩm khác.

Kinh tế Trung Quốc đã đón nhận một số dấu hiệu khả quan, nhưng cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách cố gắng thúc đẩy nền kinh tế thông qua các nỗ lực kích thích. Các công ty Nhật Bản cũng cảnh giác với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc do địa chính trị, khi căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang và các tranh chấp về lãnh thổ, nước thải hạt nhân và chất bán dẫn vẫn tiếp diễn giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Tuy nhiên, gần đây đã có một số bước đi nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Fumio Kishida gặp nhau vào tuần trước, hai bên đã đồng ý tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp nước thải Fukushima.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc tăng vào cuối tháng 4, cho thấy thiệt hại từ thuế quan của Mỹ vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong các lô hàng thực tế, mặc dù cuộc chiến thương mại được dự đoán rộng rãi cuối cùng sẽ làm chậm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ

Ả Rập Xê Út đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng bước vào một cuộc chiến giá dầu đầy đau đớn để khẳng định sự thống trị của mình đối với các nhà sản xuất dầu khác, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi có nghĩa là chiến lược quen thuộc của vương quốc này có thể kém hiệu quả hơn.
Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ

Chi tiêu của du khách Trung Quốc đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5, đạt 180.27 tỷ nhân dân tệ (24.92 tỷ USD), nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, trong khi hoạt động dịch vụ của nước này trong tháng 4 mở rộng với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ