Đâu là loại tài sản có hiệu suất tốt nhất và kém nhất tháng 1?

Đâu là loại tài sản có hiệu suất tốt nhất và kém nhất tháng 1?

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

09:21 02/02/2024

Mặc dù chỉ số S&P khép phiên cuối tuần đạt mức cao nhất mọi thời đại, nhưng tháng 1 vẫn là một tháng đầy biến động đối với các thị trường.

Một phần do các tài sản tài chính có hiệu suất khá khác nhau. Mặt khác là do cổ phiếu tiếp tục tăng từ cuối năm 2023 và chỉ số S&P 500 đạt mức cao mới mọi thời đại. Tuy nhiên, những lo ngại về địa chính trị vẫn tồn tại, đặc biệt là trước các cuộc tấn công từ phiến quân Houthi ở Biển Đỏ. Trái phiếu chính phủ cũng giảm điểm khi các nhà đầu tư kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong quý I, trong đó Chủ tịch Fed Powell cho rằng việc cắt giảm vào tháng 3 khá khó xảy ra.

Tuy vậy, những kỳ vọng về một đợt hạ cánh mềm vẫn còn đó, đồng nghĩa với việc các tài sản rủi ro vẫn duy trì đà tăng trưởng từ tháng 11 và tháng 12. Ví dụ: dữ liệu của Mỹ một lần nữa gây bất ngờ khi tăng trưởng quý IV ở mức +3.3% hàng năm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3.7% trong tháng 12. Điều đó cũng được lặp lại trong nhiều cuộc khảo sát khác nhau, với chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi vào tháng Giêng. Tương tự như vậy ở Khu vực Eurozone, mặc dù tốc độ tăng trưởng yếu hơn nhưng khu vực này bất ngờ tránh được suy thoái kỹ thuật trong quý IV do GDP đi ngang thay vì giảm -0.1% như dự kiến đồng thuận.

Động lực tích cực đó đã giúp chứng khoán toàn cầu phần lớn tăng điểm, với cả S&P 500 (+1.7%) và STOXX 600 (+1.5%) của Châu Âu đều có mức tăng hàng tháng thứ ba liên tiếp.

Cổ phiếu ngành ngân hàng mất điểm sau khi NY Community Bancorp báo lỗ vào ngày 31/1. Điều đó có nghĩa là chỉ số KRX đã giảm -6.8%, chủ yếu là do mức lỗ -6.0% vào ngày cuối cùng của tháng. Ngoài ra, chứng khoán Trung Quốc cũng vô cùng ảm đạm trong bối cảnh lo ngại về triển vọng kinh tế, với chỉ số CSI 300 (-6.3%) mất điểm trong tháng thứ 6 liên tiếp và đóng cửa ở mức thấp nhất trong 5 năm.

Bên cạnh đó là câu chuyện về địa chính trị, khi các cuộc tấn công của phiến quân Houthi nhằm vào hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đỏ đã dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng. Mỹ và Anh lần lượt đáp trả bằng các cuộc không kích nhằm vào phiến quân Houthi. Trong bối cảnh đó, giá dầu đã tăng trở lại trong tháng 1 sau ba tháng giảm, với dầu Brent tăng 6.1% lên 81.71 USD/thùng. Đáng chú ý nhất là chi phí vận chuyển hàng hóa đã tăng vọt, với chỉ số giá cước vận tải Container Thế giới lên tới 3,964 USD/container tính đến ngày 25/1. Con số này gần gấp ba lần so với mức cuối tháng 10. Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng giết chết 3 lính Mỹ ở Jordan, điều này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về sự leo thang dai dẳng hơn trong khu vực.

Trong khi đó, trái phiếu chính phủ cũng giảm điểm khi Fed đẩy lùi triển vọng cắt giảm lãi suất trong quý I. Cụ thể, trái phiếu chính phủ Mỹ giảm 0.2% vào cuối tháng và trái phiếu chính phủ châu u giảm 0.6%.

Vào ngày cuối cùng của tháng 1, chúng ta đã thấy một tín hiệu giảm rủi ro đáng chú ý. Đó là do chính sách của FOMC mang tính diều hâu hơn so với kỳ vọng của thị trường, cũng như tin tức liên quan tới New York Community Bancorp.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số Hang Seng: Bắc Kinh cam kết có các biện pháp kích thích có đủ sức kéo chỉ số vượt mốc 24,500?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức chỉ số Hang Seng: Bắc Kinh cam kết có các biện pháp kích thích có đủ sức kéo chỉ số vượt mốc 24,500?

Cam kết hỗ trợ kinh tế của Bắc Kinh đã thúc đẩy chỉ số Hang Seng, với kỳ vọng tăng vượt kháng cự tại 24,500. Cổ phiếu công nghệ và xe điện tăng mạnh nhờ kỳ vọng kích thích; Alibaba và Tencent tăng lần lượt 1.94% và 1.09%. Thị trường đang chờ đợi dữ liệu thương mại quan trọng, định hướng từ Fed và cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc để xác định xu hướng kế tiếp của Hang Seng.
Tin tức chỉ số DAX: DAX lập đỉnh lịch sử nhờ kỳ vọng Fed và triển vọng thỏa thuận thương mại Mỹ–EU

Tin tức chỉ số DAX: DAX lập đỉnh lịch sử nhờ kỳ vọng Fed và triển vọng thỏa thuận thương mại Mỹ–EU

DAX tăng 0.36% lên mức kỷ lục, được hỗ trợ bởi kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất và tâm lý tích cực quanh thỏa thuận thương mại Mỹ–EU. EU và Mỹ có thể hoàn tất một thỏa thuận khung trước thời hạn 1/8 của Tổng thống Trump, góp phần cải thiện tâm lý thị trường. Biên bản họp Fed cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất trong quý 3, nâng xác suất cắt giảm trong tháng 9 lên 73% từ mức 64.6%.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh thúc đẩy cổ phiếu xe điện và bất động sản

Tin tức Chỉ số Hang Seng: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh thúc đẩy cổ phiếu xe điện và bất động sản

Cổ phiếu EV và bất động sản tăng nhờ kỳ vọng chính sách, trong khi nhóm công nghệ chịu áp lực do tâm lý thận trọng. Cam kết hỗ trợ việc làm của Bắc Kinh làm gia tăng kỳ vọng vào nhu cầu nội địa và sự phục hồi thị trường do chính sách dẫn dắt.
Tin tức chỉ số DAX: Kỳ vọng thỏa thuận Mỹ-EU thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư

Tin tức chỉ số DAX: Kỳ vọng thỏa thuận Mỹ-EU thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư

Chỉ số DAX tăng 0.55% lên 24,074 vào ngày 8 tháng 7 khi kỳ vọng về tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ-EU hỗ trợ thị trường. Mặc dù dữ liệu xuất khẩu của Đức yếu hơn dự kiến, sự lạc quan về thỏa thuận thương mại và tín hiệu tích cực từ chính quyền Trump đã củng cố đà tăng của chỉ số.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Thuế quan của Trump và dữ liệu sản xuất từ Trung Quốc gây biến động thị trường

Tin tức chỉ số Hang Seng: Thuế quan của Trump và dữ liệu sản xuất từ Trung Quốc gây biến động thị trường

Hang Seng Index giảm 0.86% xuống còn 23,941 điểm vào ngày 9/7 do tác động từ các mức thuế mới của Trump và dữ liệu PPI yếu từ Trung Quốc, làm chao đảo tâm lý thị trường. Mức thuế 50% đối với đồng, nhắm vào các lĩnh vực chủ chốt như xe điện (EV) và công nghệ, đã tạo áp lực đáng kể lên cổ phiếu Hồng Kông. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Trung Quốc giảm 3.6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 6, làm dấy lên lo ngại về giảm phát và suy giảm biên lợi nhuận doanh nghiệp.
Nhận định xu hướng chỉ số Dow Jones
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định xu hướng chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones gần đây đã đảo chiều giảm từ vùng kháng cự nằm giữa ngưỡng kháng cự dài hạn 45,000.00 (liên tục đẩy lùi giá kể từ cuối tháng 11) và dải Bollinger trên trên khung ngày.
Tin tức chỉ số DAX: Hướng tới 24,500 nhờ đà tăng của cổ phiếu công nghệ và triển vọng đàm phán thương mại Mỹ-EU

Tin tức chỉ số DAX: Hướng tới 24,500 nhờ đà tăng của cổ phiếu công nghệ và triển vọng đàm phán thương mại Mỹ-EU

Chỉ số DAX tăng 0.24% trong phiên giao dịch ngày 8/7, đạt mức 24,132, được hỗ trợ bởi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, cũng như khả năng miễn trừ thuế đối với một số mặt hàng. Đà tăng tiếp tục từ phiên đầu tuần, khi tâm lý nhà đầu tư được cải thiện.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng khi lo ngại thuế quan giảm bớt

Tin tức Chỉ số Hang Seng: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng khi lo ngại thuế quan giảm bớt

Chỉ số Hang Seng tăng 0.86% khi Trung Quốc không bị liệt kê trong danh sách áp thuế của Trump, thúc đẩy tâm lý tích cực với cổ phiếu EV và công nghệ. Thị trường Mỹ suy yếu trong phiên 7/7, trong khi chỉ số Hang Seng tăng điểm nhờ kỳ vọng giảm bớt rủi ro từ thuế quan nhằm vào Trung Quốc. Các cổ phiếu công nghệ lớn như Baidu, Alibaba và JD.com bật tăng mạnh, đưa chỉ số Hang Seng TECH tăng 1.4%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ