Đàm phán thương mại Nhật–Mỹ có nguy cơ khiến đồng yên biến động mạnh hơn

Đàm phán thương mại Nhật–Mỹ có nguy cơ khiến đồng yên biến động mạnh hơn

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

15:42 16/04/2025

Khi trưởng đoàn đàm phán thương mại Nhật Bản, ông Ryosei Akazawa, lên đường sang Mỹ để bắt đầu các cuộc đàm phán, ông đang đối mặt với nguy cơ buộc phải bàn đến vấn đề tiền tệ nhiều hơn mong muốn – một kịch bản có thể làm tăng thêm biến động đối với đồng yên.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer đều đã tuyên bố rõ ràng rằng họ muốn thảo luận về vấn đề tiền tệ. Khi ông Akazawa chuẩn bị bước vào đàm phán vào thứ Tư, vẫn chưa rõ liệu ông sẽ bị lôi kéo vào chủ đề này ở mức độ nào trong tuần này, nhưng các phát biểu từ phía Mỹ cho thấy ông sẽ phải giải quyết vấn đề này.

“Quan điểm của chúng tôi là thao túng tiền tệ có thể gây tác động tiêu cực đến các nhà xuất khẩu Mỹ,” ông Greer nói trên kênh CBS hôm Chủ nhật. Ông nói thêm rằng điều đó có thể tạo ra lợi thế không công bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Mỹ.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ đang được cả thế giới theo dõi sát sao khi Tokyo trở thành nước đầu tiên đối mặt với chính quyền Trump trong quá trình đàm phán. Kết quả của các cuộc đàm phán này có thể thiết lập tiền lệ cho các thỏa thuận trong tương lai, đặc biệt là khi vấn đề tiền tệ nổi lên như một vật cản. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến cách các quốc gia khác tiếp cận các cuộc đàm phán với Mỹ.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng yên yếu, cho rằng điều này mang lại lợi thế không công bằng cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, đồng yên đã bất ngờ tăng mạnh trong tuần này, chạm mức cao nhất trong sáu tháng qua, USD/JPY đang giao dịch quanh mức 142. Sự tăng giá này phản ánh sự biến động mạnh mẽ của đồng tiền Nhật Bản. Điều này khiến các nhà xuất khẩu Nhật Bản đối mặt với thách thức mới, khi hàng hóa của họ sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ.

Với đà tăng giá mạnh như vậy, vẫn chưa rõ liệu Mỹ có cố gắng buộc Nhật cam kết các biện pháp khiến đồng yên mạnh hơn nữa hay không. Nếu điều đó xảy ra, Nhật Bản có nguy cơ hứng chịu "cú đúp" từ suy thoái kinh tế toàn cầu do chiến tranh thuế quan và từ việc lợi nhuận của các nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi đồng yên tăng giá.

“Trọng tâm của đàm phán thương mại Nhật–Mỹ lần này là việc Mỹ đánh giá vấn đề tỷ giá là nghiêm trọng đến đâu, và họ sẽ yêu cầu những biện pháp cụ thể nào để điều chỉnh xu hướng giảm giá của đồng yên,” ông Tsuyoshi Ueno – chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu NLI – cho biết.

Đứng tuyến đầu đàm phán phía Nhật là ông Akazawa – người thân cận với Thủ tướng Shigeru Ishiba và là Bộ trưởng phụ trách Tái thiết kinh tế. Ông Akazawa nói rằng ông có thể bàn đến vấn đề tiền tệ nếu ông Bessent nêu ra, nhưng đồng thời ông cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng Bộ trưởng Tài chính Katsunobu Kato mới là người nên chủ trì các cuộc thảo luận về tiền tệ – cho thấy ông muốn né tránh chủ đề này càng nhiều càng tốt trong tuần này.

Chính phủ Nhật Bản từ lâu đã cố gắng tách biệt vấn đề tỷ giá khỏi các cuộc đàm phán thương mại, như họ đã từng làm thành công trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe đã thuyết phục được ông Trump để các bộ trưởng tài chính hai nước xử lý vấn đề tỷ giá, và cuối cùng điều khoản về tiền tệ đã không xuất hiện trong thỏa thuận thương mại giữa hai bên.

Ông Kato cho biết hôm thứ Ba rằng ông đang thu xếp chuyến đi tới Washington vào tuần tới nhân dịp cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và ông đang hướng tới một cuộc gặp với ông Bessent.

“Các quốc gia đã phải định giá lại đồng tiền của mình để đảm bảo rằng họ không tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh,” ông Greer nói trên chương trình của CBS. “Chúng tôi đang phải gánh khoản thâm hụt thương mại 1,200 tỷ USD mà ông Biden để lại. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong lịch sử loài người. Và tiền tệ – chắc chắn là một phần trong đó.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng vọt nhờ Trump thua kiện, Nvidia báo cáo lợi nhuận mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng vọt nhờ Trump thua kiện, Nvidia báo cáo lợi nhuận mạnh

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào thứ Năm, với tâm lý thị trường được thúc đẩy bởi phán quyết của tòa án Mỹ chống lại thuế quan thương mại của Tổng thống Donald Trump, cũng như báo cáo lợi nhuận mạnh mẽ từ ông lớn trí tuệ nhân tạo Nvidia.
Fed lo ngại việc mất vị thế "nơi trú ẩn an toàn" sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed lo ngại việc mất vị thế "nơi trú ẩn an toàn" sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bày tỏ lo ngại rằng Mỹ có thể đánh mất vị thế là nơi trú ẩn an toàn của dòng vốn quốc tế — một yếu tố từng giúp bảo vệ nền kinh tế trong những thời kỳ bất ổn. Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ hồi đầu tháng Năm cho thấy các quan chức Fed cảnh báo rằng sự sụt giảm của trái phiếu, cổ phiếu và đồng USD sau các động thái của ông Trump có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với tăng trưởng, việc làm và chi phí vay nợ của chính phủ Mỹ.
Quan chức Akazawa của Nhật Bản tới Mỹ để tham dự vòng đàm phán thuế quan tiếp theo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Quan chức Akazawa của Nhật Bản tới Mỹ để tham dự vòng đàm phán thuế quan tiếp theo

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Nhật Bản, Ryosei Akazawa, đang trên đường tới Washington cho vòng đàm phán thương mại thứ tư với Mỹ, báo hiệu rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục như dự kiến ​​bất chấp phán quyết của tòa án Mỹ tuyên bố thuế quan là bất hợp pháp.