Đại dịch Covid-19 có thể giúp tăng tuổi thọ loài người trong dài hạn?

Đại dịch Covid-19 có thể giúp tăng tuổi thọ loài người trong dài hạn?

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

08:42 29/07/2020

Việc sản xuất, thử nghiệm và sản xuất vắc-xin đã chứng kiến một cuộc cách mạng chưa từng có trong 5 tháng qua. Kể từ sau kỷ nguyên vàng của vắc-xin được phát triển trong phòng thí nghiệm, khởi xướng bởi Louis Pasteur vào cuối thế kỷ 19, thế giới lại 1 lần nữa chứng kiến những thành tựu đột phá trong lĩnh vực vắc xin

Các tài sản thị trường mới nổi đang bị tàn phá bởi thảm họa Covid-19, tuy nhiên hãy nhìn xa hơn về những tác động ngoại biên của dịch bệnh trong dài hạn

  • Có một sự thiếu trí tưởng tượng nghiêm trọng trong nhiều cuộc thảo luận về những ảnh hưởng toàn cầu dài hạn từ Covid-19. Các quan điểm chỉ xoay quanh 2 thái cực: 1 phía liên tục đưa ra những những tuyên bố cường điệu về việc thế giới sẽ không bao giờ có thể trở lại như cũ, phía ngược lại thì cho rằng đây chỉ là một cú vấp ngã và mọi thứ sẽ trở lại với trạng thái bình thường trong tương lai
  • Như những gì lịch sử loài người với đầy rẫy những cú sốc chưa từng có đã cho thấy, sự thật sẽ ở đâu đó ở giữa 2 luồng ý kiến trên và những sự thay đổi hành vi dù nhỏ cũng có thể có một ý nghĩa kinh tế lớn. Lấy một trong những chủ đề nóng hổi nhất hiện nay, nếu chỉ 5% nhân viên văn phòng thành phố chuyển sang cuộc sống làm việc tại nhà (WFH) vĩnh viễn tại các vùng bên ngoài khu vực đô thị, điều đó sẽ có tác động to lớn đến rất nhiều ngành nghề, như bất động sản, vận tải, bán lẻ và lối sống
  • Cũng xuất hiện một ý kiến ​​khác về virus là sự bùng phát này không chỉ là không thể tránh khỏi mà nó là tiền đề cho một tương lai đầy rẫy những đại dịch 1 cách thường xuyên hơn. Tôi sẽ khẳng định rằng thực tế có thể hoàn toàn ngược lại: cuộc khủng hoảng này có thể thay vào đó đánh dấu sự kết thúc của lịch sử đại dịch nhân loại
  • Việc sản xuất, thử nghiệm và sản xuất vắc-xin đã chứng kiến ​​một cuộc cách mạng chưa từng có trong năm tháng qua. Kể từ sau kỷ nguyên vàng của vắc-xin được phát triển trong phòng thí nghiệm, khởi xướng bởi Louis Pasteur vào cuối thế kỷ 19, thế giới lại 1 lần nữa chứng kiến những thành tựu đột phá trong lĩnh vực vắc xin. Cần nhấn mạnh rằng về mặt tài chính, từ trước tới giờ vắc-xin chưa bao giờ được các ông lớn ngành dược coi là 1 miếng bánh màu mỡ.
  • Nhưng đột nhiên, mọi nguồn lực của toàn thế giới - chính phủ, các nhà khoa học và doanh nghiệp – lại đổ dồn vào vắc-xin. Và họ đang làm như vậy trong bối cảnh mà một số kiến ​​thức khoa học có liên quan đã được phát triển trong những năm gần đây, chẳng hạn như trong giải trình tự DNA (DNA sequencing) và tổng hợp phân tử. Thêm vào đó, việc chia sẻ thông tin và nghiên cứu đang diễn ra với cường độ lớn hơn nhiều so với chỉ một vài thập kỷ trước, bất chấp sự hiện diện liên tục của cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp
  • Không đi sâu vào những trở ngại khoa học (dù sao tôi cũng không đủ trình độ để có thể đề cập kỹ đến vấn đề này), có khả năng rằng những tác động ngoại biên của cuộc khủng hoảng này có thể là một sự thay đổi tích cực trong khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Không chỉ về mặt y tế, mà còn về mặt sản xuất và phân phối vắc-xin hiệu quả. Ngoài ra, sự biến chuyển sẽ không chỉ dừng lại phương pháp điều trị mà thậm chí còn là 1 thay đổi toàn diện đối với các quy tắc văn hóa xung quanh các bước vệ sinh cơ bản (rửa tay và sử dụng chất khử trùng thường xuyên hơn, đeo khẩu trang khi bị bệnh, giảm chạm tay vào mặt)
  • Điều này có thể giúp tăng tuổi thọ ở các nước đang phát triển và theo đó, sẽ thấy sự thay đổi trong quan điểm đối với tham vọng nghề nghiệp và cuộc sống, cũng như quá trình tích lũy của cải. Ngoài ra, cũng sẽ xuất hiện các tác động đa dạng đến các vấn đề như nhân khẩu học, xã hội, chính trị, cân nhắc định cư, chăm sóc sức khỏe, v.v.
  • Về góc nhìn vĩ mô, đây có thể sẽ trở thành 1 yếu tố thúc đẩy to lớn đối với các tài sản thị trường mới nổi cũng như động lực tiềm năng cho lạm phát toàn cầu. Việc tuổi thọ gia tăng cũng mang hàm ý rằng lợi suất của các trái phiếu của các thị trường phát triển sẽ tiếp tục bị giới hạn trên khi dòng tiền tiết kiệm từ những người cao tuổi sẽ ngày 1 gia tăng.
  • Chuyên mục này không nhằm mục đích đưa ra 1 hàng dài những tác hại khủng khiếp của đại dịch Covid-19, do đó tôi không có ý vô tâm khi nhắc nhở mọi người rằng nhiều phát minh khoa học vĩ đại nhất được thúc đẩy bởi khủng hoảng – những bước nhảy vọt công nghệ thường bị thúc đẩy bởi áp lực mạnh mẽ của việc giải quyết một vấn đề nghiêm trọng
  • Những bài học lịch sử của thị trường trong những thời kỳ khủng hoảng không được đưa ra nhằm hạ thấp sự thông mình của loài người. Đã có quá nhiều những cuộc tranh luận đầy bi quan về tác động của đại dịch, trong khi lại bỏ qua những yếu tố tích cực mà đại dịch có thể đem đến trong dài hạn

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.
Đã đến lúc nhà đầu tư chú ý hơn đến trái phiếu Eurozone?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đã đến lúc nhà đầu tư chú ý hơn đến trái phiếu Eurozone?

Đồng USD đang mất đi vị thế là nơi trú ẩn an toàn cho mọi mục đích, điều này được nhấn mạnh bởi việc Moody’s gần đây đã hạ bậc xếp hạng tín dụng AAA cuối cùng còn lại của Mỹ từ một trong ba hãng lớn. EU hiện có cơ hội duy nhất để tận dụng sự nghi ngờ của nhà đầu tư và thúc đẩy đồng euro trở thành đồng tiền dự trữ, một động thái sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Đã đến lúc phá bỏ điều cấm kỵ về việc phát hành nợ chung của EU được bảo đảm bởi các quốc gia thành viên.