Chứng khoán Mỹ sụt giảm khi dữ liệu PCE tăng cao hơn dự kiến

Chứng khoán Mỹ sụt giảm khi dữ liệu PCE tăng cao hơn dự kiến

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

21:13 29/07/2022

Văn phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) đã công bố báo cáo mới nhất về chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 6 vào sáng nay, tăng 1.1% so với tháng trước - một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn kiên cường mặc dù giá tiêu dùng tăng cao. Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ vào cuối quý II có thể xoa dịu lo ngại về suy thoái kinh tế vì tiêu dùng hộ gia đình là động lực chính của hoạt động kinh tế Hoa Kỳ.

Chỉ số giá PCE đã tăng 1.0% so với tháng trước và 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1982. Trong khi đó, chỉ số PCE cơ bản tăng 0.6% đã điều chỉnh theo mùa, nâng mức hàng năm lên 4.8% vào tháng 5, cao hơn so với kỳ vọng, báo hiệu áp lực lạm phát vẫn khó hạ nhiệt mặc dù các điều kiện tài chính thắt chặt hơn.

Chi tiêu của các hộ gia đình tăng ổn định về danh nghĩa, nhưng chủ yếu là do giá cả tăng. Người tiêu dùng Hoa Kỳ vẫn ổn định mặc dù có nhiều thách thức, bao gồm thu nhập thực tế giảm. Điều này giúp giảm bớt lo lắng rằng tiêu dùng hộ gia đình sẽ giảm trong nửa cuối năm.

Dữ liệu PCE không có sự cải thiện khiến FED sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới để khôi phục sự ổn định giá cả. Điều này cho thấy lập trường diều hâu sẽ được kéo dài ít nhất cho tới năm 2023.

Ngay sau khi báo cáo chi tiêu tiêu dùng cá nhân được công bố, các hợp đồng tương lai của Nasdaq 100 đã sụt giảm trước khi phiên giao dịch bắt đầu trong khi lợi suất TPCP tăng cao hơn trước lo ngại rằng Fed sẽ không thể làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong một môi trường lạm phát cao. Tuy nhiên, thu nhập ổn định từ các công ty công nghệ chủ chốt, bao gồm Apple và Amazon, giúp giảm bớt tác động tiêu cực về mặt vĩ mô.

BIỂU ĐỒ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI NASDAQ 100

PCE core inflation

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ